Hướng dẫn Giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn Bài §9. Tam giác, chương II – Góc, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Tam giác ABC là gì?

Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Tam giác ABC được kí hiệu là \(\Delta ABC\). Ta còn gọi tên và kí hiệu tam giác ABC là \(\Delta \) BCA, \(\Delta \) CAB, \(\Delta \) ACB, \(\Delta \) CBA, \(\Delta \) BAC.

Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác.

Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác

Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác.

Trên hình 53, điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) là điểm nằm bên trong tam giác (điểm trong của tam giác). Điểm N (không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác).

2. Vẽ tam giác

Ví dụ: Vẽ một tam giác ABC, biết ba cạnh BC = 4cm, AB=3cm, AC=2cm.

Cách vẽ: (h.54)

– Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm

– Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3cm

– Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2cm

– Lấy một giao điểm của hai cung trên, gọi giao điểm đó là A.

– Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có \(\Delta \)ABC.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 6 kèm bài giải chi tiết bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2 của bài §9 Tam giác trong chương II – Góc cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 44 trang 95 sgk Toán 6 tập 2

Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:

Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
\(\Delta\)ABI A,B,I
\(\Delta\)AIC \(\widehat{IAC},\widehat{ACI},\widehat{CIA}\)
\(\Delta\)ABC AB, Bc, CA

Bài giải:

Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
\(\Delta\)ABI A,B,I \(\widehat{BAI},\widehat{ABI},\widehat{AIB}\) AB, BI, IA
\(\Delta\)AIC A,I,C \(\widehat{IAC},\widehat{ACI},\widehat{CIA}\) AI, IC, CA
\(\Delta\)ABC A,B,C \(\widehat{BAC},\widehat{ABC},\widehat{ACB}\) AB, BC, CA

2. Giải bài 45 trang 95 sgk Toán 6 tập 2

Xem hình 55 rồi trả lời các câu hỏi sau.

a) Đoạn thẳng AI là cạnh chung của những tam giác nào?

b) Đoạn thẳng AC là cạnh chung của nhưng tam giác nào?

c) Đoạn thẳng AB là cạnh chung của những tam giác nào?

d) Hai tam giác nào có hai góc kề bù nhau?

Bài giải:

a) Đoạn thẳng AI là cạnh chung của tam giác AIB và  tam giác AIC.

b) Đoạn thẳng AC là cạnh chung của tam giác ACI và tam giác ACB.

c) Đoạn thẳng AB là cạnh chung của tam giác ABI và tam giác ABC.

d) Hai tam giác AIB và AIC có hai góc đỉnh I kề bù nhau là hai góc AIB và AIC


3. Giải bài 46 trang 95 sgk toán 6 tập 2

Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:

a) vẽ tam giác ABC, lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đó vẽ các tia AM, BM, CM.

b) vẽ tam giác IKM, lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạn thẳng IA, KB.

Bài giải:

Hình vẽ như sau:


4. Giải bài 47 trang 95 sgk Toán 6 tập 2

Vẽ đoạn thẳng IR dài 35cm. Vẽ một điểm T sao cho TI=2,5 cm, TR=2cm. Vẽ tam giác TIR.

Bài giải:

Thực hiện vẽ tam giác TIR theo 2 bước sau:

Vẽ đoạn thẳng IR(I;2.5) và cung tròn (R;2cm), Hai cung này cắt nhau tại T.

Vẽ đoạn thẳng TI và TR ta có tam giác TIR


Câu trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 44 45 46 47 trang 95 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com