Bài 27. Thực hành: Quan sát thường biến sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 27. Thực hành: Quan sát thường biến sgk Sinh học 9. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


I – Mục tiêu

II – Chuẩn bị


III – Cách tiến hành

IV – Thu hoạch

Trả lời câu hỏi trang 77 sgk Sinh học 9

Cho nhận xét về:

– Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

– Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Trả lời:

– Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng:

+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ.

+ Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều vào yếu tố môi trường vì thế cùng một kiểu gen nhưng sống trong các điều kiện môi trường khác nhau biểu hiện các kiểu hình khác nhau.

 Ví dụ: lượng sữa vắt trong 1 ngày của một con bò cái phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi.

–  Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:

Thường biến Đột biến
– Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
– Do tác động trực tiếp của môi trường sống.
– Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
– Không di truyền được.
– Có lợi.
– Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
– Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.
– Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.
– Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.
– Di truyền cho thế hệ sau.
– Đa số có hại, có khi có lợi.
– Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Bài 27. Thực hành: Quan sát thường biến sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com