Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam Địa Lí 12

Hướng dẫn soạn Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam sgk Địa Lí 12. Nội dung bài bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


1. Nội dung

a) Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.

b) Điền vào lược đổ một số địa danh quan trọng.

2. Yêu cầu

a) Vẽ lược đồ Việt Nam một cách tương đối chính xác. Tùy theo khổ giấy, có thể vẽ lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã xác định.

b) Xác định đúng trên lược đồ một số địa danh quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa.

3. Hướng dẫn cách vẽ

Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam. Dưới đây giới thiệu một trong những cách vẽ đó.

– Vẽ một lưới ô vuông gồm 40 ô (5×8) như trong hình 3. Mỗi chiều của ô vuông ứng với 2o kinh tuyến và 2o vĩ tuyến. Lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh-vĩ tuyến từ 102o Đ đến 112o Đ và từ 8o B đến 24o B mà phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong đó.

Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với lưới ô vuông nhu hình 3, giáo viên gợi ý cho học sinh lựa chọn một số điểm chuẩn để học sinh sáng tạo các cách vẽ bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác.

Ví dụ: Móng Cái nằm trên kinh tuyến 108o Đ, Đèo Ngang có vĩ độ khoảng 18o B, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 16o B, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 104o Đ…

Sau đó học sinh sẽ vẽ các sông lớn, đảo lớn, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

– Điền một số địa danh quan trọng lên lược đồ như Thủ đô Hà Nội (nằm ở hai bên bờ sông Hồng và khoảng vĩ độ 21o B), thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hoặc:

1. Vẽ khung ô vuông: Khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng ngang từ trái quà phải (từ A đến E) theo hàng dọc từ trên xuống (từ 1 đến 8).

2. Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

3. Vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Có thể có cách vẽ như sau:

+ Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Gai.

+ Vẽ doạn 2: từ thành phố Lào Cai đến Lũng Cú (điểm cực Bắc).

+ Vẽ đoạn 3: từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh)

+ Vẽ đoạn 4: từ Móng Cái đến phía nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: từ phía Nam đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

+ Vẽ đoạn 6: từ Nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc vuông D4).

+ Vẽ đoạn 7: từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8: từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên.

+ Vẽ đoạn 9: biên giới giữa đồng bằng Nam Bộ và Cam-pu-chia.

+ Vẽ đoạn 10: biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Cam-pu-chia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11: biên giới từ Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12: biên giới phía tây của Nghệ An, Thanh Hoá với Lào.

+ Vẽ đoạn 13: phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

4. Vẽ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể thể hiện kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

5. Vẽ các sông chính.

6. Điền lên lược đồ các thành phố, thị xã theo yêu cầu.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam Địa Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com