Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố Địa Lí 12

Hướng dẫn soạn Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố Địa Lí 12.


I. Chuẩn bị và viết báo cáo về địa lí tỉnh hoặc thành phố

1. Phân nhóm nghiên cứu về địa lí tỉnh hoặc thành phố

– Trong một lớp nên chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một chủ đề sao cho bao quát hết các nội dung cần nghiên cứu về địa lí tỉnh hoặc thành phố.

– Gợi ý các chủ đề nghiên cứu về địa lí tỉnh hoặc thành phố.

+ Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

+ Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố.

+ Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh hoặc thành phố.

+ Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính.

2. Thu nhập, xử lí tài liệu

a) Thu nhập tài liệu

– Phác thảo đề cương.

– Xác định các nguồn thu nhập tài liệu:

+ Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh…trong đó quan trọng nhất là tài liệu địa lí địa phương.

+ Niên giám thống kế của tỉnh hoặc thành phố.

+ Các kết quả điều tra về tự nhiên, dân cư, kinh tế.

+ Các báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế của các cơ quan có thẩm quyền.

– Phân công trách nhiệm cho các cá nhân hoặc nhóm chuẩn bị tài liệu.

b) Xử lí tài liệu

– Đối chiếu, so sánh, xử lí các tài liệu thu nhập được từ các nguồn để chọn ra điểm chung mang tính thống nhất về đối tượng nghiên cứu.

– Tính toán các số liệu thống kê, lập sơ đồ, biểu bảng.

3. Viết báo cáo

a) Các bước tiến hành

– Xây dựng đề cương chi tiết.

– Viết báo cáo theo đề cương, chú ý làm rõ các vấn đề chính của chủ đề được phân công.

– Trong báo cáo, ngoài phần bài viết, nên có thêm các tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồm bảng thống kê, lược đồ để minh họa cho các nhận định của mình.

b) Gợi ý nội dung

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ở vùng nào ? Giáp những đâu ? Diện tích của tỉnh hoặc thành phố thuộc loại lớn hay nhỏ ?

– Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế-xã hội.

– Gồm các huyện hoặc quận nào ? Vị trí, giới hạn của các quận hoặc huyện.

Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố.

– Các đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

– Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất.

Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh hoặc thành phố.

– Đặc điểm chính về dân cư và lao động.

– Những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với phát triển kinh tế-xã hội.

– Hướng giải quyết các vấn đề về dân cư và lao động.

Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh hoặc thành phố.

– Những đặc điểm nổi bật về kinh tế-xã hội:

+ Sơ lược quá trình phát triển kinh tế, trình độ phát triển kinh tế.

+ Vị thế về kinh tế của tỉnh hoặc thành phố so với cả nước.

+ Cơ cấu kinh tế

– Thế mạnh về kinh tế

– Hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh hoặc thành phố

Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính.

– Điều kiện phát triển.

– Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế chính.

+ Các ngành của trung ương đóng tại tỉnh hoặc thành phố.

+ Các ngành của địa phương.


II. Thành phố Hà Nội

1. Vị trí địa lí

– Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí từ 20°53’ vĩ độ Bắc đến 21°44’ và 105°44’ đến 106°02’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng.

– Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội còn là thủ đô, trung tâm kinh tế- văn hóa – chính trị của cả nước.

– Thành phố Hà Nội bao gồm 12 quận, một thị xã và 17 huyện lị với tổng diện tích là 3.329 km2 và dân số 7.588 triệu người (2015).

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

– Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng các công trình nhà ở, xí nghiệp, công ty…

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, mùa đông có ba tháng nền nhiệt xuống dưới 15°C.

– Thủy văn quan trọng nhất là con sông Hồng chảy qua thành phố với chiều dài 163km, chiếm 1/3 tổng chiều dài của sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta. Sông Hồng nhiều nước, giàu phù sa đã mang lại cho thành phố, đặc biệt vùng ngoài đê nguồn phù sa màu mỡ. Lượng mưa hằng năm khá lớn, mưa do đón gió Đông Nam vào mùa hạ từ biển vào, mưa dải hội tụ nhiệt đới.

→ Với đặc điểm tự nhiên trên, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư, phát triển nông nghiệp (rau cao cấp vụ đông, hoa màu, lương thực…), phát triển du lịch.

3. Đặc điểm dân cư và lao động

– Dân cư đông đúc với tổng số dân là 7.588 triệu người (năm 2015), mật độ dân số rất cao, trung bình trên 8000 người/km2, có những quận mật độ dân số trên 30.000 người/km2 (Đống Đa, Hoàn Kiếm). Hà Nội thu hút mạnh mẽ nguồn dân cư các tỉnh thành khác chuyển đến, nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao (từ công nhân đến y bác sĩ, kĩ sư…).

– Dân cư đông đúc tạo nên thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn, đồng thời cung cấp nguồn lao động dồi dào, năng động và có chất lượng cao. Thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt ngành công nghiệp và dịch vụ.

– Tuy nhiên vấn đề dân số đang gây sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục; thất nghiệp thiếu việc làm; ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông; vấn đề giải quyết lương thực; tệ nạn xã hội…

– Để giải quyết tốt vấn đề dân cư và lao động, Hà Nội cần có các chính sách phân bố lại dân cư lao động, mở rộng vùng kinh tế ra các huyện ngoại thành, thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, thu hút đầu tư về các vùng ngoại thành (chung cư, khu công nghiệp…).

4. Đặc điểm kinh tế – xã hội

– Hà Nội là một là thủ đô của cả nước, có lịch sử nghìn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của cả nước. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại ; là đầu mối giao thông vận tải của cả nước ; có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước…Với những điều kiện thuận lợi trên Hà Nội đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, tương xứng với vị thế là thủ đô cả nước.

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2% năm 2016 (trong đó dịch vụ tăng 8,3%, công nghiệp – xây dựng). Công nghiệp và dịch vụ đã và đang tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế của thành phố, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ và tạo ra các sản phẩm giá trị lớn.

– Các ngành công nghiệp quan trọng gồm chế biến lương thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen.

– Hà Nội là trung tâm hàng hóa bán buôn bán lẻ lớn thứ hai cả nước. Du lịch sẽ tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô (năm 2016 khách quốc tế đạt 2,8 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 9,24 triệu lượt khách, doanh thu khách sạn lữ hành đạt 55.105 tỷ đồng, tăng 10,6%). Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội tiếp tục tăng lên về kim ngạch và tốc độ.

– Định hướng nổi bật của Hà Nội trong những năm tới là phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ chế thông thoáng hơn nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Tiếp tục phát huy thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ tiêu dùng.

5. Địa lí một số ngành kinh tế chính

– Điều kiện phát triển : Hà Nội có điều kiện địa hình bằng phẳng, khí hậu sông ngòi thuận lợi cho xây dựng phát triển các khu công nghiệp ; nằm gần vùng nguyên nhiên liệu lớn của cả nước (Trung du miền núi Bắc Bộ), nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước, thị trường tiêu thụ lớn, một trong ba đỉnh của tam giác tawngg trưởng phía Bắc, là đầu mối giao thông vận tải của cả nước, dân cư lao động đông đúc và có trình độ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

– Các ngành kinh tế chính :

+ Công nghiệp sản xuất ô tô, cơ khí, điện tử đang có vị thế lớn nhất với lợi thế về nguồn lao động kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và nguyên liệu đầu vào từ vùng trung du Bắc Bộ lớn.

+ Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm phát triển mạnh với lợi thế về nguồn lương thực ở đồng bằng sông Hồng, nguồn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản của Trung du miền núi Bắc Bộ, lao động dồi dào…

– Ngoài ra ở các địa phương còn phát triển các ngành truyền thống như sản xuất gốm (làng gốm Bát Tràng), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố Địa Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com