Bài 51-52. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 51-52. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương sgk Sinh học 9. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


I – Mục tiêu

– Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.

– Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II – Chuẩn bị

– Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng.

– Túi nilong thu nhặt mẫu sinh vật.

– Kính lúp.

– Giấy, bút chì.

– Băng hình về các hệ sinh thái (tương tự như bài thực hành 45-46, học sinh có thể thực hiện bài thực hành này bằng cách xem băng hình sau đó phân tích các hệ sinh thái được mô tả trong đó).

III – Cách tiến hành

1. Hệ sinh thái



2. Chuỗi thức ăn

IV – Thu hoạch

Trả lời câu hỏi trang 156 sgk Sinh học 9

Thu hoạch theo mẫu sau:

Tên bài thực hành: Hệ sinh thái

Họ và tên học sinh:

Lớp:

1. Kiến thức lí thuyết. Thực hiện các yêu cầu sau

– Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.

– Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái đã quan sát?

Trả lời:

Tên bài thực hành: Hệ sinh thái

Họ và tên học sinh: Kim Đồng

Lớp: 9A2

1. Kiến thức lí thuyết

– Các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng là:

+ Cỏ, châu chấu, gà, thỏ, sói, diều hâu, người: môi trường trên cạn.

+ Vi sinh vật, giun đất: môi trường trong đất.

+ Ếch: môi trường cạn và môi trường nước.

+ Rêu, tôm, cá: môi trường nước.

– Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

+ Cỏ (sinh vật sản xuất) → thỏ (động vật ăn thực vật) → sói (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).

+ Lá ngô (sinh vật sản xuất) → châu chấu (động vật ăn thực vật) → ếch (động vật ăn thịt) → gà rừng (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).

+ Rêu (sinh vật sản xuất) → Tôm (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Cá (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Người (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Vi sinh vật (sinh vật phân giải).

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái. Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái

– Cảm nhận :

Sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái  em cũng như và các bạn cảm thấy rất vui và thú vị vì được tìm hiểu về các mối quan hệ của các sinh vật với nhau ; mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của nó . Buổi học hôm nay còn giúp em hiểu thêm về thế giới tự nhiên ,giúp chúng em gắn bó với thiên nhiên và yêu thiên nhiên

Em cảm thấy mình cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ các hệ sinh thái trên Trái đất đặc biệt là hệ sinh thái ở địa phương em .

– Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:

+ Tránh chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống.

+ Phải xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.

+ Tránh bắt, giết các loài sinh vật quá nhiều phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.

+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Bài 51-52. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com