Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit sgk Hóa học 9

Hướng dẫn giải Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.


I – Tiến hành thí nghiệm

1. Thí nghiệm 1

Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

– Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

– Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic \(C_6H_{12}O_7\).

\(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \overset{dd NH_{3}}{\rightarrow} C_6H_{12}O_7 + 2Ag\).

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2

Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột

– Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Giải thích: Iot làm xanh hồ tinh bột.

– Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch \(Ag_2O\) trong \(NH_3\).

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

\(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \overset{dd NH_{3}}{\rightarrow} C_6H_{12}O_7 + 2Ag\).

Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.


II – Viết bản tường trình

Các em viết bản tường trình dựa vào kết quả thí nghiệm trên.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com