Bài giảng: Khám dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy

Bài giảng: Khám dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy
Vì lí do bản quyền nên các tài liệu hạn chế sự chia sẻ. Vì sự bất tiện này rất mong được sự cảm thông và chia sẻ của quý độc giả! Các bạn vui lòng tìm kiếm và xem tài liệu trực tiếp ở mục Ebooks

Ths. BS Nguyễn Trọng Trí. Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa của từng dấu hiệu lâm sàng, 2. Mô tả được kỹ thuật khám trên lâm sàng.

1. Tỉnh táo

Là một người có khả năng định hướng lực về bản thân, không gian và thời gian.

Đối với trẻ nhỏ: Tỉnh là khi trẻ có đáp ứng tỉnh bình thường với các kích thích lời nói hoặc tiếng động.

Kỹ thuật khám:

  • Trẻ lớn: hỏi để xác định trẻ có định hướng lực được về bản thân, không gian và thời gian không?
  • Trẻ nhỏ: tác động bằng lời nói và tiếng động để xem trẻ có đáp ứng tỉnh bình thường theo lứa tuổi không?

2. Vật vã kích thích

Vật vã kích thích là một trẻ quấy khóc mà không thể nín ngay cả khi được mẹ vỗ. Đây là tình trạng Vật vã kích thích do khát.

Kỹ thuật khám:

  • Khi thấy một trẻ quấy khóc, kêu bà mẹ bồng đứa trẻ ra xa vỗ, nếu trẻ nín khóc, đó là Vật vã kích thích do sợ.
  • Nếu trẻ vẫn không nín khóc, kêu bà mẹ đưa nước cho trẻ uống, nếu đút nước trẻ nin khóc, ngưng đút trẻ lại quấy khóc đòi uống thì đó là Vật vã kích thích do khát.

3. Li bì hoặc khó đánh thức

Li bì khó đánh thức là một trẻ không có đáp ứng tỉnh với những kích thích thông thường.

Kỹ thuật khám:

  • Khi thấy một trẻ đang nằm nhắm mắt, người khám nhờ bà mẹ lay gọi trẻ, nếu trẻ không có đáp ứng tỉnh, người khám sẽ gọi tên trẻ.
  • Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng tiếng động.
  • Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng sờ, lay gọi.
  • Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng cảm giác cù nhột, nếu trẻ vẫn không tỉnh là trẻ li bì khó đánh thức.

Nội dung chi tiết Bài giảng: Hội chứng thận hư ở trẻ em xem trực tiếp và tải tại đây: