Đề kiểm tra – Đề thi học kì I (Tham khảo) Ngữ Văn 6

Dưới đây là Đề kiểm tra – Đề thi học kì I (Tham khảo) Ngữ Văn 6 bao gồm đầy đủ tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.


1. Đề 1

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

Tìm cụm danh từ trong câu sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 2: (0.5 điểm)

Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?

Câu 3: (1 điểm)

Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?

Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

Câu 2: (1.0 điểm)

Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

Câu 3: (1.0 điểm)

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi khuyên nhủ chúng ta điều gì.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Hãy kể lại một việc tốt em đã làm

Trả lời:

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1.

Cụm danh từ trong câu: Một người chồng thật xứng đáng

Câu 2.

Có hai loại động từ chính:

– Động từ tình thái

– Động từ chỉ hành động, trạng thái

Câu 3. Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

II. PHẦN VĂN BẢN

Câu 1.

– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

– Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2.

Ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đànniêu cơm trong truyện “Thạch Sanh”:

– Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta-tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác.

– Niêu cơm thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình.

Câu 3.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” khuyên nhủ người ta: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Mở bài:

Giới thiệu việc làm tốt.

Thân bài:

Kể diễn biến câu chuyện:

– Câu chuyện mở đầu như thế nào?

– Diễn biến ra sao?

– Kết thúc như thế nào?

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về việc làm đó.


2. Đề 2

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Giải thích nghĩa của từ : “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

– Ăn cho ấm bụng

– Bạn ấy rất tốt bụng

– Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3: (5,0 điểm)

Lớp em có rất nhiều bạn biết phấn đấu vươn lên học tập tốt, trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập như thế ở lớp em.

Trả lời:

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”

Phương thức biểu đạt chính là tự sự

b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

Câu 2:

a. – bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày

bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung

bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật

b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu chung về người bạn- người bạn đã trở thành tấm gương học tập tốt cho nhiều bạn noi theo.

Thân bài:

– Kể về ngoại hình của bạn: tên tuổi, hình dáng, mái tóc, khuôn mặt…

– Kể về những biểu hiện cụ thể về việc phấn đấu vươn lên học tập tốt của nhân vật

+ Luôn thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của trường, lớp.

+ Cần cù, chăm chỉ: Chuẩn bị bài đầy đủ, có chất lượng, trong giờ học chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài khoa học, sạch sẽ, đầy đủ.

+ Luôn biết tận dụng thời gian học tập một cách hợp lí

+ Có phương pháp học tập khoa học, sáng tạo

+ Biết khắc phục mọi khó khăn nảy sinh trong cuộc sống để vươn lên học tốt

+ Luôn cởi mở với bạn bè, hay giúp các bạn trong lớp

Kết bài:

– Cảm nghĩ về bạn.

– Tự hứa với mình phải cố gắng, học tập theo gương bạn.


3. Đề 3

Câu 1: (1.0 điểm)

Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự.

Câu 2: (2.0 điểm)

Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3: (2,0 điểm)

Nêu nghĩa khái quát của lượng từ. Tìm lượng từ trong các phần trích sau:

a) Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.

(Thạch Sanh)

b) Tình thương bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con.

(Theo Những kỉ niệm cảm động về Bác Hồ)

Câu 4: (5,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em với thầy giáo hoặc cô giáo.

Trả lời:

Câu 1:

Các thử thách gồm:

– Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan – “Trâu cày một ngày được mây đường?”.

– Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng – nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

– Lần 3: Cũng là thử thách của vua – từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

– Lần 4 Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

Câu 2:

– Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại luôn huênh hoang, tự cao.

– Bài học: Chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình; không được chủ quan, kiêu ngạo.

Câu 3:

– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

– Xác định lượng từ:

a. Các

b. Những, những

Câu 4:

Mở bài:

– Giới thiệu về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

– Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài:

Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.


4. Đề 4

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng :

“Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :

– Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là “ở đây”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :

– Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói :

– Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!

(Treo biển – SGK Ngữ văn 6, tập một, NXBGD 2016, tr.124)

Câu 1:

Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian gì? Nêu khái niệm của thể loại truyện dân gian đó. hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết?(0, 75 điểm)

Câu 2:

Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy, chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.75 điểm)

Câu 3:

Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến? (0.75 điểm)

Câu 4:

Tìm những chi tiết gây cười trong truyện. Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao? (0.75 điểm)

Câu 5:

Qua văn bản trên, tác giả dân gian muốn chế giễu, phê phán điều gì? Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu hoặc phản bác những góp ý của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập của em.

Trả lời:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

– Thể loại: Truyện cười

– Định nghĩa: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 2.

– Ngôi thứ 3

– Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 3.

Có bốn vị khách “góp ý” về tấm biển ở cửa hàng bán cá:

– Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ “tươi”

– Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ “ở đây”

– Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ “có bán”

– Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ “cá”.

Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.

– Nếu bỏ chữ “tươi”, là làm mất đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng có thể được chấp nhận.

– Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ địa điểm “ở đây” mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tối nghĩa và thiếu lịch sự đối với khách hàng.

– Khi bỏ đi cả chữ “có bán” chỉ để lại một từ “cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.

– Đến ý kiến cuối cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì “ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ “cá”. Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.

Câu 4.

Chi tiết buồn cười:

– Nhà hàng treo một tấm biển thừa thông tin

– Khi thấy khách hàng chê thì vội vã sửa theo ý khách mà không suy nghĩ.

– Xóa dần những chữ có trên biển quảng cáo

– Nhà hàng dẹp biển quảng cáo.

Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ “cá”. Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ “cá” và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.

Câu 5.

Ý nghĩa:

– Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên một tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.

– Khi được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

Góp ý:

– Nên giữ nguyên tấm biển quảng cáo để nội dung được trọn vẹn. Nếu có sửa thì chỉ nên bỏ bớt chữ “Ở đây”.

– Qua truyện này, có thể rút ra bài học về cách dùng từ: từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được mục đích, nội dung quảng cáo.

II. LÀM VĂN

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề.

Thân bài:

– Đêm đã khuya, tôi không ngủ được thì bỗng nghe tiếng thút thít nơi góc phòng

– Bạn thước kẻ đang khóc, tôi đến hỏi han trò chuyện

– Bạn thước kẻ kể lại nỗi buồn bị cô chủ bỏ quên, làm xước xát, bị gãy

– Các bạn khác đến an ủi động viên và kể nỗi niềm của mình…

Kết bài:

Tổng kết vấn đề.


5. Đề 5

Câu 1 (1.5 điểm):

a. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?

b. Trong truyện Thạch Sanh em ấn tượng nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 2 (1.5 điểm):

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

b. Qua câu chuyện “ Ếch ngồi đáy giếng ” em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3 (1.5 điểm):

a. Thế nào là cụm danh từ?

b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.

c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?

Câu 4 (1.5 điểm):

Em hãy viết một đoạn văn (5-7) dòng với chủ đề về học tập trong đó có sử dụng số từ, lượng từ và chỉ từ (gạch chân dưới những từ loại đó)?

Câu 5 (4 điểm):

Em hãy đóng vai là Mùa xuân để kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về.

Trả lời:

Câu 1:

a. Ý nghĩa của chi tiết trên

– Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,

– Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,

– Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời).

– Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.

b. Ví dụ: chi tiết cây đàn thần.

Vì:

– Cây đàn giúp công chúa khỏi bệnh

– Tiếng đàn của tình yêu

– Tiếng đàn công lý và long yêu chuộng hòa bình

Câu 2:

a. Giống nhau:

– Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.

– Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính.

Khác nhau:

– Nếu truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể thì truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

b. Bài học:khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo.

Câu 3:

a. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

b. – Mưa: một cơn mưa

– Ngôi nhà: những ngôi nhà

c. – Mưa: Một cơn mưa rào từ đâu kéo đến.

– Ngôi nhà: Những ngôi nhà thật xinh xắn, đáng yêu.

Câu 4:

Học tập là con đường ngắn nhất giúp chúng ta đạt được thành công nhanh chóng. Có muôn ngàn (lượng từ) các khác nhau để học, nhưng bạn đã tìm ra cách học thực sự hiểu quả chưa? Thứ nhất, cần phải xác định được mục đích, phương hướng học tập đúng đắn. Thứ hai, cần phải có phương pháp học tập hiệu quả: lắng nghe cô giáo giảng bài, ghi chép, tạo sơ đồ tư duy và làm bài tập để rèn luyện kĩ năng. Thứ ba, không ngại khó khăn, không chùn bước mỗi khi gặp bài khó, tích cực, chủ động để nâng cao năng lực của bản thân. Chỉ khi hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy, ta mới có kết quả học tập cao.

Câu 5:

Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật tôi (mùa xuân) và sự việc (câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về.)

Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân

– Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời.

– Mỗi khi mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.

– Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân…

– Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người.

– Cứ mỗi dịp Tết đến, tôi lại rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.

– Tôi còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn.

– Tôi thật hạnh phúc vì mình đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất.

– Tôi còn biết gieo vào lòng người những mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp

Kết bài:

– Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất.

– Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người.


6. Đề 6

I. Phần Đọc – hiểu văn bản: (3,0 điểm)

Câu 1.

Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôntruyện cười. (1,0 điểm)

Câu 2.

Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn và truyện cười mà em đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (mỗi loại truyện ít nhất hai văn bản). (1,0 điểm)

Câu 3.

a) Trong truyện Thạch Sanh, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Hãy chỉ ra các phương diện đối lập đó? (0,5 điểm)

b) Qua cách kết thúc truyện Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? (0,5 điểm)

II. Phần Tiếng Việt: (2,0 điểm)

Câu 1.

Đoạn văn sau đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy viết lại cả đoạn văn cho đúng:

(…) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả Đất Trời, dâng Nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, Nước ngập nhà cửa, Nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Câu 2.

a) Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

b) Việc sử dụng các từ láy đó tạo ra hiệu quả gì? (0,5 điểm)

III. Phần Tập làm văn: (5,0 điểm)

Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại cho em một kỷ niệm đáng nhớ. Hãy kể lại kỷ niệm đó.

Trả lời:

I. Phần Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1.

Giống nhau:

– Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

Khác nhau:

– Nếu mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

Câu 2.

– Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi

– Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới áo mới

Câu 3.

– Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.

– Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

– Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

– Kết truyện Thạch Sanh nhân dân ta muốn gửi gắm thông điệp: mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

II. Phần Tiếng Việt:

Câu 1.

Thủy Tinh; Mị Nương; đất trời; nước; Sơn Tinh, Phong Châu

Câu 2.

– Từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

– Tác dụng:

+ Giúp câu văn trở nên sinh động, dễ hình dung hơn.

+ Diễn tả được sự giận dữ và trận đánh khủng khiếp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, cũng như hậu quả mà nó để lại.

III. Phần Tập làm văn:

Mở bài:

Giới thiệu về cơn bão và ấn tưởng của em.

Thân bài:

– Kể về trận bão: mưa, gió, sấm chớp, nước cuồn cuộn đổ về,…

– Hậu quả:

+ Quang cảnh thiên nhiên sau cơn bão.

+ Thiệt hại về tài sản

+ Thiệt hại về con người

– Nhận xét về sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão và đưa ra phương hướng phòng chống bão.

Kết bài:

Cảm nhận của em sau khi cơn bão đi qua, mong ước cho tương lai.


7. Đề 7

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?

b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

– Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

– Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3: (6.0 điểm)

Kể về người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh chị,…)

Trả lời:

Câu 1:

a. – Thể loại: Truyền thuyết

– Đặc điểm:

+ Là loại truyện dân gian

+ Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử

+ Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

b. – Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.

– Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.

– Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi sông và trong lòng nhân dân.

Câu 2:

a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

b. Cụm động từ trong câu:

+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

+ Yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về người mà em sẽ kể

Thân bài:

– Đặc điểm và tính cách nổi bật của người thân

– Người mà kể đã giúp đỡ, bảo ban em thế nào trong học tập và cuộc sống

– Tình cảm của em và người đó ra sao

– Kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người thân

Kết bài:

Tình cảm của em với người thân.


8. Đề 8

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cá trước câu trả lời đúng.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào

A. Em bé thông minh

B. Sơn Tinh Thủy Tinh

C. Thạch Sanh

D. Thánh Gióng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. Những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A B C

II. Tự luận

Câu 1:

Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (tập 1)

Câu 2:

Hãy giải thích nghĩa các từ “xuân” trong câu sau và cho biết từ nào dung theo nghĩa gốc từ nào dùng theo nghĩa chuyển.

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

Câu 3: Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em.

Trả lời:

I. Trắc nghiệm

1 2 3 4
D A B D

II. Tự luận

Câu 1:

– Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

– Truyện ngụ ngôn:

+ Ếch ngồi đáy giếng

+ Thầy bói xem voi

+ Đeo nhạc cho mèo

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 2:

– Từ xuân trong câu 1 dùng theo nghĩa gốc: chỉ một mùa trong năm, thời tiết ấm lên, được coi là thời điểm mở đầu một năm

– Từ xuân trong câu 2 dùng theo nghĩa chuyển: chỉ sự tươi đẹp, giàu có của đất nước

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu chung về mẹ của em

Thân bài:

– Giới thiệu về hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc

– Kể về sở thích của mẹ

– Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ với cả nhà

– Kể về tình yêu thương đặc biệt mẹ dành cho em (kỉ niệm giữa em và mẹ)

Kết bài:

Cảm nghĩa về mẹ.


9. Đề 9

Phần I: (5 điểm)

Câu 1:

Cho đoạn văn

“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên

c. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào của Thạch Sanh đồng thời gửi gắm mơ ước gì của nhân dân ta.

Câu 2:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn tiêu biểu có ý nghĩa giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

a. Thế nào là truyện ngụ ngôn. Kể tên hai truyện ngu ngôn em đã học.

b. Cho câu chủ đề: “Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống”.

Dựa vào hiểu biết của em về câu chuyện trên, em hãy viết tiếp 7-8 câu văn làm sáng tỏ câu chủ đề (trong đoạn văn có sử dụng 1 chỉ từ)

Phần II. (5 điểm)

Đề 1:

Kể về một tình bạn đẹp của em.

Đề 2:

Có một lần em mắc lỗi và bị biến thành con vật lang thang trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

Trả lời:

Phần I:

Câu 1:

a. – Tác phẩm: Thạch Sanh

– Phương thức biểu đạt: Tự sự

b. Cụm danh từ: hai mẹ con Lý Thông

c. – Phẩm chất: nhân hậu, hiền lành.

– Mơ ước: Những kẻ độc ác, chuyên đi hại người khác sẽ nhận quả báo. Niềm tin và mơ ước về công lý và công bằng trong xã hội.

Câu 2:

a. – Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

– Hai truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi

b. – Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống.

– Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

– Khuyên chúng ta:

+ Học tập không ngừng để mở rộng tầm hiểu biết

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo

+ Phải luôn biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng…

Phần II:

Đề 1:

Mở bài:

Giới thiệu về người bạn thân của em.

Thân bài: Kể về một người bạn thân của em

– Kể về ngoại hình của bạn

– Kể về tính cách của bạn

– Kể về hành động của bạn

– Kỉ niệm đẹp đẽ, sâu sắc giữa hai người

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân của em.

Đề 2:

Mở bài:

Nguyên nhân khiến em phải biến thành con vật.

Thân bài: Bài văn cần đảm bảo được các ý sau :

– Em mắc lỗi lầm gì và bị biến thành con vật nào ?

– Câu chuyện của em trong ba ngày đó :

+ Em sống ở đâu, như thế nào ?

+ Quan hệ với các con vật khác ra sao ?

+ Cảm xúc của em về cuộc sống đó ?

Kết bài:

Cảm nghĩ của em sau khi trở lại làm người.


10. Đề 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Văn bản Sự tích Hồ Gươm có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử nào ở nước ta ?

A. Chống giặc Ân

B. Chống giặc Mông-Nguyên

C. Chống giặc Minh

D.Chống giặc Thanh

Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nội dung đề cao ân nghĩa trong đạo làm người ?

A. Thánh Gióng

B. Mẹ hiền dạy con

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

D. Con hổ có nghĩa

Câu 3: Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại truyện ngụ ngôn ?

A. Thầy bói xem voi

B. Ếch ngồi đáy giếng

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

D. Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 4: Nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần thuộc kiểu nhân vật nào sau đây ?

A. Nhân vật thông minh

B. Nhân vật dũng sĩ

C. Nhân vật bất hạnh

D. Nhân vật có tài năng kỳ lạ

Câu 5: Câu ca dao sau đây dùng phương thức biểu đạt nào ?

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có từ tay được dùng theo nghĩa chuyển ?

A. Chị ấy có tay chăn nuôi

B. Mai có đôi bàn tay rất đẹp

C. Nó vừa trao tay tôi chiếc khăn

D. Làm việc nhiều hai tay rất mỏi

Câu 7: Tập hợp các từ nào sau đây có thể đứng trước danh từ trung tâm trong cụm danh từ ?

A. này, nọ, lắm

B. cả, toàn thể, mấy

C. kia, đó, những

D. các, quá, nọ

Câu 8: Từ loại nào khi làm vị ngữ cần có từ đứng trước ?

A. Danh từ B. Động từ

C. Tính từ D. Chỉ từ

Câu 9: Từ nào dưới đây là từ mượn gốc Hán ?

A. Xà phòng B. Cà phê

C. Đồng chí D. Ni lông

Câu 10: Động từ nào sau đây cần có động từ khác đi kèm ?

A. đọc B. dám

C. ghét D. đứng

Câu 11: Dòng nào dưới đây chứa những từ bổ sung cho động từ về quan hệ thời gian trong cụm động từ ?

A. đừng, đang, vẫn

B. chớ, cũng, sẽ

C. đã, sẽ, đang

D. hãy, đừng, chớ

Câu 12: Thế nào là chủ đề trong văn bản ?

A. Là nội dung mà văn bản biểu thị

B. Là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản

C. Là đề tài mà văn bản thể hiện

D. Là nhân vật và sự việc được nói tới trong văn bản

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ)

Câu 1: (3.0 điểm) Học sinh đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d.

TREO BIỂN

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

“ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe bay sao mà phải đề là “có bán”?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:

Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!

(Theo Trương Chính)

a. Treo biển là một truyện cười. Em hãy nêu khái niệm truyện cười.

b. Giải thích nghĩa từ bắt bẻ trong văn bản.

c. Gạch chân các cụm danh từ trong phần trích sau:

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

d. Viết một câu hoàn chỉnh nêu nhận xét của em về nhân vật ông chủ nhà hàng trong truyện.

Câu 2: (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn tự sự kể tóm tắt một truyện cổ tích mà em biết.

Trả lời:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
C D D D C A
7 8 9 10 11 12
B A C B C B

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

a. Khái niệm truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

b. Bắt bẻ: vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi.

c. Gạch chân các cụm danh từ

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng

d. Ông chủ nhà hàng là người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác

Câu 2:

Mở bài:

Giới thiệu câu chuyện

Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện

– Câu chuyện mở đầu như thế nào?

– Các sự việc phát triển ra sao?

– Kể kết thúc câu chuyện.

Kết bài:

Ý nghĩa của câu chuyện.


11. Đề 11

Câu 1 (2 điểm):

a. Thế nào là danh từ? Cho một số ví dụ?

b. Chọn một ví dụ danh từ em vừa nêu trên, hãy tạo thành một cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó.

Câu 2 (2 điểm):

a) Nêu định nghĩa Truyền thuyết?

b) Kể tên bốn truyền thuyết em đã được học trong học kỳ 1.

Câu 3 (6 điểm):

Hãy kể về một người bạn mà em quý mến nhất.

Trả lời:

Câu 1:

a. danh từ (là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…

ví dụ: bông hoa, nhà…

b. Cụm danh từ: những bông hoa

Đặt câu: những bông hoa đằng kia thật đẹp

Câu 2:

a. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu chung về người bạn được kể…

Thân bài: Tập trung kể về người bạn đó:

– Kể về hình dáng, tính tình, sở thích.

– Kể về việc làm (cách cư xử đối với mọi người trong gia đình, hàng xóm…).

– Thái độ đối với em, những kỷ niệm với bạn…

Kết bài:

Cảm xúc, suy nghĩ về người bạn…


12. Đề 12

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Kể tên những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (Học kì I)

Câu 2: (1 điểm)

Qua văn bản Treo biển, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3: (2 điểm)

Cho hai danh từ sau: ngôi nhà, học sinh

a) Hãy tạo thành cụm danh từ với mỗi danh từ trên.

b) Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.

II. LÀM VĂN: (6 điểm)

Hãy kể lại một bữa cơm của gia đình em, mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

I. VĂN – TIẾNG VIỆT:

Câu 1:

Những thể loại truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 6:

– Truyện truyền thuyết

– Truyện cổ tích

– Truyện ngụ ngôn

– Truyện cười

Câu 2:

Bài học rút ra từ văn bản Treo biển :

– Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. Luôn phân tích từng ý kiến góp ý để lựa chọn được góp ý chính xác nhất

– Phê phán những người hành động thiếu chủ kiến.

Câu 3:

a) Tạo cụm danh từ

ngôi nhà mới xây ấy

những học sinh đằng kia

b) Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành

Ngôi nhà mới xây ấy mới đẹp làm sao

Những học sinh đằng kia đang chơi đùa thật vui

II. LÀM VĂN

Mở bài:

– Giới thiệu về bữa cơm của gia đình em, mà em ấn tượng nhất.

Thân bài:

– Kể về sự chuẩn bị bữa cơm của các thành viên trong gia đình.

– Kể diễn biến bữa ăn:(Các món ăn; hoạt động: trò chuyện, hỏi thăm, động viên,… giữa các thành viên trong gia đình, tâm trạng của mọi người…)

– Sau bữa ăn: tâm trạng, hoạt động của các thành viên trong gia đình.

Kết bài:

– Suy nghĩ của em về bữa cơm gia đình.

– Liên hệ trách nhiệm của bản thân.


13. Đề 13

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

Câu 1: Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

Câu 3: Trong đoạn văn có mấy từ láy:

A. Một B. Hai

C. Ba D. Bốn

Câu 4: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ ?

A. Nổi lềnh bềnh

B. Một biển nước.

C. Dâng lên lưng đồi sườn núi

D. Ngập ruộng đồng

Câu 5: Từ cả trong cụm cả đất trời thuộc từ loại nào?

A. Số từ B. Lượng từ

C. Chỉ từ D. Tính từ

Câu 6: Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng ?

A. Một B. Hai

C. Ba D. Bốn

Câu 7: Các từ: hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướp là động từ:

A. Đúng. B. Sai

Câu 8: Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn D. Truyện cười

Câu 9: Nhận biết

Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

A B
1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống
2. Được voi đòi tiên
3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
4. Tham thì thâm
a. Ông lão đánh cá và con cá vàng
b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
c. Con hổ có nghĩa

II. TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 1: (1 điểm):

Kể tên các truyện cổ tích đã học và hướng dẫn đọc thêm (trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I)

Câu 2: (1 điểm):

Em hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ và điền cụm tính từ in đậm trong câu sau vào mô hình em vừa vẽ: Cô ấy vẫn đẹp như hoa.

Câu 3: (5 điểm):

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Trả lời:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1 2 3 4 5 6 7 8
A C C B B D A A

Câu 9:

1 – b

2 – a

3 – c

4 – a

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Kể đúng tên bốn truyện cổ tích:

– Thạch Sanh

– Cây bút thần

– Em bé thông minh

– Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 2:

Phần trước: vẫn

Phần trung tâm: đẹp

Phần sau: như hoa

Câu 3:

Mở bài:

– Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ.

– Ấn tượng của em về kỉ niệm đó.

Thân bài: Kể lại diến biến sự việc:

– Đây là kỉ niệm buồn hay vui

– Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? Thời gian nào?

– Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào?

– Kỉ niệm đó liên quan đến ai? Người đó như thế nào?

– Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện.

– Thái độ, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện.

Kết bài:

– Câu chuyện kết thúc như thế nào?

– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.


14. Đề 14

Câu 1: (1 điểm)

Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

Câu 2: ( 2 điểm)

Cho câu văn sau: “Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. (1 điểm)

b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. (1 điểm)

Câu 3 : (7 điểm)

Kể về một thầy (cô) giáo mà em quý mến.

Trả lời:

Câu 1:

Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1:Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

Câu 2:

a) Xác định cụm danh từ: – một người chồng thật xứng đáng.

b) Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó.

Một // người chồng // thật xứng đáng

PT TT PS

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu thầy cô giáo mà em yêu quý.

Thân bài:

– Kể đôi nét về ngoại hình của thầy cô giáo

– Kể về đặc điểm tính cách, hành động của cô với các bạn học sinh, những người xung quanh

– Kể về kỉ niệm của em và thầy/cô giáo

Kết bài:

Cảm nghĩ chung về cô giáo.


15. Đề 15

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

(SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 19)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Câu 2. (2,0 điểm)

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

a. Gạch chân (1 gạch) dưới các cụm danh từ.

b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ.

c. Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng.

d. Khoanh tròn các số từ

Câu 3. (5,0 điểm)

Kể về một người em yêu quý nhất.

Trả lời:

Câu 1:

a. Tác phẩm: Thánh Gióng – Thể loại: Truyện truyền thuyết

b. Thánh Gióng

c. Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên…giặc”:

– Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.

– Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

– Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ sẵn sàng đứng lên cứu nước…

Câu 2:

a. Gạch chân dưới các cụm danh từ:

– hồi ấy

– một người làm nghề đánh cá

– một đêm nọ

– một bến vắng

b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ:

– ấy

– nọ

c. Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng;

– Thanh Hoá

– Lê Thận

– Thận

d. Khoanh tròn các số từ: một , một, một

Câu 3:

Mở bài:

– Giới thiệu người bạn thân và tình cảm của em…

Thân bài:

– Kể, tả đặc điểm về ngoại hình, tính tình của bạn.

– Kể về việc làm, sở thích…của bạn.

– Tình cảm của em với bạn:

+ Bạn là người chia sẻ niềm vui nỗi buồn…

+ Bạn giúp đỡ trong học tập…

+ Kỉ niệm sâu sắc với bạn…

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về bạn.


16. Đề 16

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.

(SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”?

Câu 2. (2,0 điểm)

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

Một năm sau khi đuổi giặc,một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy.

(Sự tích Hồ Gươm)

a) Gạch chân (1 gạch ) dưới các cụm danh từ.

b) Gạch chân (2 gạch ) dưới các chỉ từ.

c) Gạch chân ( 3 gạch) dưới các danh từ riêng.

d) Khoanh tròn các số từ

Câu 3. (5,0 điểm)

Kể về một người em yêu quý nhất

Trả lời:

Câu 1:

a. – Tác phẩm: Thạch Sanh

– Thể loại: Truyện cổ tích

b. – Nhân vật chính: Thạch Sanh

c. Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”:

– Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông

⟶ Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

– Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng

⟶ Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 2:

a. Gạch chân dưới các cụm danh từ:

+ Một năm sau.

+ Một hôm.

+ Nhân dịp đó.

+ Thanh gươm thần ấy.

b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ:

+ đó

+ ấy

c. Gạch chân ( 3 gạch ) dưới các danh từ riêng; ( 1 điểm)

+ Lê Lợi

+ Tả Vọng

+ Long Quân

+ Rùa vàng

d. Khoanh tròn các số từ : một , một

Câu 3:

Mở bài:

– Giới thiệu người bạn thân và tình cảm của em…

Thân bài:

– Kể, tả đặc điểm về ngoại hình, tính tình của bạn.

– Kể về việc làm, sở thích…của bạn.

– Tình cảm của em với bạn:

+ Bạn là người chia sẻ niềm vui nỗi buồn…

+ Bạn giúp đỡ trong học tập…

+ Kỉ niệm sâu sắc với bạn…

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về bạn.


17. Đề 17

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm):

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:

A. Thạch Sanh.

B. Sự tích Hồ Gươm.

C. Thánh Gióng.

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:

A. Miêu tả. B. Tự sự.

C. Biểu cảm. D. Nghị luận.

Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:

A. Bốn từ đơn. B. Năm từ đơn.

C. Sáu từ đơn. D. Bảy từ đơn.

Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:

A. Đẹp đẽ. B. Xinh xắn.

C. Vuông vức. D. Ô-sin.

Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm

A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.

D. Cả A, B, C

Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:

A. Một từ ghép. B. Hai từ ghép.

C. Ba từ ghép. D. Bốn từ ghép.

Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:

A. Truyền thuyết. B. Thần thoại.

C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn.

Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:

A. Miêu tả sự việc.

B. Kể về người và sự việc.

C. Tả người và tả vật.

D. Thuyết minh về sự vật.

II. Phần tự luận (8 điểm):

Câu 1.

Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2.

Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.

a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?

b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi

Câu 3.

Hãy kể về người bạn thân của em.

Trả lời:

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8
A B C D A A A B

II. Phần tự luận

Câu 1:

Ý nghĩa của chi tiết trên

– Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,

– Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,

– Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời).

– Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.

Câu 2:

– Từ dùng sai trong câu văn trên là từ: thân thích

– Viết lại câu văn sau khi đã chữa lỗi bằng cách thay từ thân thiết cho từ thân thích.

“Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.”

Câu 3:

Mở bài:

Giới thiệu chung về người bạn định kể.

Thân bài:

-Giới thiệu về tuổi tác, ngoại hình, tính cách của bạn.

– Ý thích của người bạn định kể.

+ Bạn thích đọc sách, truyện tranh,…

+ Em thắc mắc, bạn giải thích.

– Tình cảm của bạn đối với em.

+ Trong học tập,…

– Tình cảm của bạn đối với mọi người.

– Tình cảm của em và mọi người đối với bạn

Kết bài:

– Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn.


Xem thêm:

Trên đây là Đề kiểm tra – Đề thi học kì I (Tham khảo) Ngữ Văn 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com