Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 132 133 sgk Vật Lí 12

Hướng dẫn giải Bài 25. Giao thoa ánh sáng sgk Vật Lí 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 132 133 sgk Vật Lí 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự truyền thẳng khi ánh s áng gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

2. Hai chùm sáng kết hợp là hai chùm phát ra ánh sáng có cùng tần số và có cùng pha hoặc có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

3. Khi hai chùm sáng kết hợp gặp nhau chúng sẽ giao thoa với nhau: Những chỗ hai sóng gặp nhau mà cùng pha với nhau, chúng tăng cường lần nhau tạo thành các vân sáng. Những chỗ hai sóng gặp nhau mà ngược pha với nhau thì chúng triệt tiêu nhau thành các vân tối.

4. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

5. Vị trí vân, khoảng vân

– Vị trí vân sáng: xs = k \(\frac{\lambda D}{a}\); với k ∈ Z

Điều kiện để tại M là một vân sáng: d2 – d1 = kλ.

– Vị trí vân tối: xt = \(\left ( k+\frac{1}{2} \right )\frac{\lambda D}{a}\); với k ∈ Z

Điều kiện để tại M là vân tối: d2 – d1 = (k – 1/2)λ

– Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối ) liên tiếp: i = \(\frac{\lambda D}{a}\). Giữa n vân sáng liên tiếp có (n-1) khoảng vân.

6. Ứng dụng: Đo bước sóng ánh sáng

λ = \(\frac{ia}{D}\)

7. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng trong chân không xác định. Màu ứng với mỗi bước sóng của ánh sáng gọi là màu đơn sắc.

8. Điều kiện để xảy ra hiện ượng giao thoa ánh sáng là: hai nguồn sáng kết hợp

– Hai nguồn phải phát ra hai sóng có cùng bước sóng

– Hiệu số pha dao động cảu hai nguồn phả không đổi theo thời gian


CÂU HỎI (C)

1. Trả lời câu hỏi C1 trang 129 Vật Lý 12

Trong thí nghiệm này, có thể bỏ màn M đi được không?

Trả lời:

Trong thí nghiệm giao thoa, ta có thể bỏ màn M để ánh sáng từ hai nguồn F1, F2 rọi qua kính lúp vào mắt. Nếu nguồn sáng là nguồn laze thì ta phải đặt màn M để tránh ánh sáng từ hai nguồn F1, F2 rọi vào mắt, làm ảnh hưởng không tốt đến mắt.


2. Trả lời câu hỏi C2 trang 130 Vật Lý 12

Quan sát các vân giao thoa, có thể nhận biết vân nào là vân chính giữa không?

Trả lời:

Nếu dùng ánh sáng đơn sắc, thì trên màn ta thu được các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau đều đặn, ta không thể biết được vân nào là vân chính giữa.

Nếu dùng ánh sáng trắng, thì trên màn ta thu được vân chính giữa có màu trắng nên ta có thể nhận biết được vân chính giữa.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 132 133 sgk Vật Lí 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 132 Vật Lý 12

Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y-âng là gì?

Trả lời:

Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y-âng là ánh sáng có tính chất sóng.


2. Giải bài 2 trang 132 Vật Lý 12

Viết công thức xác định vị trí các vân sáng?

Trả lời:

Vị trí các vân sáng: \({x_s} = k{{\lambda D} \over a}\) (k = 0; ±1; ±2; ±3;…)

Trong đó:

k: bậc giao thoa, là các số nguyên.

a: là khoảng cách giữa 2 khe

D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.

λ: là bước sóng ánh sáng


3. Giải bài 3 trang 132 Vật Lý 12

Viết công thức tính khoảng vân?

Trả lời:

Khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp

Công thức tính khoảng vân: \(i = {{\lambda D} \over a}\)


4. Giải bài 4 trang 132 Vật Lý 12

Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng nào?

Trả lời:

Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.


5. Giải bài 5 trang 132 Vật Lý 12

Nêu những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc?

Trả lời:

– Ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.

– Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

– Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380nm (ứng với màu tím trên quang phổ) đến chừng 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng. Đó là các ánh sáng nhìn thầy được (khả kiến).


?

1. Giải bài 6 trang 132 Vật Lý 12

Chỉ ra công thức tính khoảng vân?

A. i = \(\dfrac{\lambda D}{a}\); B. i = \(\dfrac{\lambda a}{D}\);

C. i = \(\dfrac{aD }{\lambda }\); D. i = \(\dfrac{a}{\lambda D}\).

Bài giải:

Công thức tính khoảng vân: \(i=\dfrac{\lambda D}{a}\)

⇒ Đáp án: A.


2. Giải bài 7 trang 133 Vật Lý 12

Chọn câu đúng.

Ánh sáng màu vàng của natri có bước sóng λ bằng

A. 0,589 mm;  B. 0,589nm.

C. 0,589 μm;  D. 0,589 pm.

Bài giải:

Ánh sáng vàng của đèn natri có \(\lambda \approx 589nm = 0,589\mu m\)

⇒ Đáp án: C.

Chú ý các đơn vị:

+ \(1mm=10^{-3}m\)

+ \(1\mu m=10^{-6}m\)

+ \(1nm=10^{-9}m\)

+ \(1pm=10^{-12}m\)


3. Giải bài 8 trang 133 Vật Lý 12

Trong một thí nghiệm Y-âng với \(a = 2mm\), \(D = 1,2m\), người ta đo được \(i = 0,36mm\). Tính bước sóng \(λ\) và tần số \(f\) của bức xạ?

Bài giải:

Ta có, khoảng vân \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)

⇒ Bước sóng của bức xạ:

\(\lambda = \dfrac{{ai}}{D} = \dfrac{{{{2.10}^{ – 3}}.0,{{36.10}^{ – 3}}}}{{1,2}}\\ = 0,{6.10^{ – 6}}m = 0,6\mu m\)

Lại có: \(\lambda = \dfrac{c}{f}\)

⇒ Tần số của bức xạ: \(f = \dfrac{c}{\lambda } = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{0,{{6.10}^{ – 6}}}} = {5.10^{14}}Hz\)


4. Giải bài 9 trang 133 Vật Lý 12

Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc, bước sóng \(λ = 600nm\) chiếu sáng hai khe hẹp F1, F2 song song với F và cách nhau 1,2mm. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M song song với mặt phẳng chứa F1, F2 và cách nó 0,5m.

a) Tính khoảng vân.

b) Xác định khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4.

Bài giải:

Ta có: \(λ = 600nm\); \(a = 1,2mm\); \(D = 0,5m\)

a) Khoảng vân:

\(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{{{600.10}^{ – 9}}.0,5}}{{1,{{2.10}^{ – 3}}}} = 2,{5.10^{ – 4}}m = 0,25mm\)

b) Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là:

\(d = 4i = 4.0,25 = 1mm\)


5. Giải bài 10 trang 133 Vật Lý 12

Trong một thí nghiệm Y-âng khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là a = 1,56mm, khoảng cách từ F1, F2 đến màn quan sát là D = 1,24m. Khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là 5,21mm. Tính bước sóng ánh sáng.

Bài giải:

Ta có khoảng cách giữa \(12\) vân sáng liên tiếp bằng \(11i=5,21mm\)

Do đó: \(i=\dfrac{5,21}{11}=0,474mm\)

Mặt khác, ta có: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)

⇒ Bước sóng: \(\lambda = \dfrac{{ai}}{D} = \dfrac{{1,{{56.10}^{ – 3}}.0,{{474.10}^{ – 3}}}}{{1,24}} = 5,{96.10^{ – 7}}m = 596nm\)

Chú ý: Đổi các đơn vị.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 132 133 sgk Vật Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com