Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 107 108 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 107 108 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


I – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của các cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat xianua, cacbua,…)

2. Hợp chất hữu cơ được chia thành hiđrocacbon và dần xuất hiđrocacbon.

3. Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.

4. Các loại công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ.

5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.

6. Đồng đẳng, đồng phân

Công thức phân tử Công thức cấu tạo Tính chất
Chất đồng đẳng Khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2 Tương tự nhau Tương tự nhau
Chất đồng phân Giống nhau Khác nhau Khác nhau

II – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 107 108 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 107 hóa 11

Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?

a) \(CH_2O\);

b) \(C_2H_5Br\);

c) \(CH_2O_2\);

d) \(C_6H_5Br\);

e) \(C_6H_6\);

g) \(CH_3COOH\).

Bài giải:

– Chất hiđrocacbon là: e): \(C_6H_6\)

– Các chất dẫn xuất của hiđrocacbon là: a): \(CH_2O\), b): \(C_2H_5Br\), c) \(CH_2O_2\), d) \(C_6H_5Br\), g) \(CH_3COOH\).


2. Giải bài 2 trang 107 hóa 11

Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi.

Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.

Bài giải:

Gọi công thức của o-metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương).

$ \%O = 100 \% – (74,16 +7,86) \% = 17,98 \%$

\(x:y:z = \frac{\%C}{12,0} : \frac{\%H}{1,0}:\frac{\%O}{16,0} = \frac{74,16}{12}: \frac{7,86}{12}:\frac{17,98}{16}\)

$x : y : z = 6,18 : 7,86 : 1,12 = 5.5 : 7 : 1 = 11 : 14 : 2$

⇒ Công thức đơn giản nhất là: $C_{11}H_{14}O_2$

⇒ Ta có công thức phân tử là $(C_{11}H_{14}O_2)_n$

Ta có:

$M_{(C_{11}H_{14}O_2)_n} = 178n = 178 ⇒ n=1$

 Vậy công thứ phân tử của metylơgenol là $C_{11}H_{14}O_2$


3. Giải bài 3 trang 107 hóa 11

Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: CH2Cl2 (một chất), C2H4O2 (ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).

Bài giải:

Công thức cấu tạo của các chất :

• CH2Cl2: Сl-СН2 -Cl

• C2H4O2: CH3– COOH ; HO-CH2 – CHO ; H – COO – CH3

• C2H4Cl2: CH3 -CHCl2 ; Сl-СН2 -CH2 -Cl


4. Giải bài 4 trang 107 hóa 11

Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X?

A. C3H5O2

B. C6H10O4

C. C3H10O2

D. C12H20O8

Bài giải:

Chất X có thể viết là $(C_3H_5O_2)_2$

⇒ Công thức đơn giản nhất của X là: $C_3H_5O_2$

⇒ Đáp án: A.


5. Giải bài 5 trang 107 hóa 11

Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.

Bài giải:

Đồng đẳng của ancol etylic ($CH_3-CH_2-OH$):

– Công thức cấu tạo của $C_3H_8O$:

CH3-CH2-CH2-OH;

CH3 -CH(CH3)-OH.

– Công thức cấu tạo của $C_4H_{10}O$:

CH3-CH2-CH2-CH2-OH;

CH3-CHOH-CH2-CH3;

CH3 -CH(CH3)-CH2 – ОН;

CH3 -C(CH3)2OH.


6. Giải bài 6 trang 107 hóa 11

Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đồng phân của nhau?

Bài giải:

– Các chất đồng đẳng của nhau:

+ $C_3H_7OH $ và $C_4H_9-OH$ đồng đẳng với ancol etylic.

+ $CH_3-O-C_2H_5$ và $C_2H_5-O-C_2H_5$ cùng là ete no đơn chức.

– Các chất đồng phân của nhau:

+ $C_3H_7OH $ và $CH_3-O-C_2H_5$ cùng có CTPT là $C_3H_8O$

+ $C_4H_9-OH$ và $C_2H_5-O-C_2H_5$ cùng có CTPT $C_4H_{10}O$

(Ancol no đơn chức có đồng phân khác chức với ete)


7. Giải bài 7 trang 108 hóa 11

Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách)?

a) \(C_2H_6 + Cl_2 \xrightarrow{t^0} C_2H_5Cl + HCl\)

b) \(C_4H_8 + H_2O \xrightarrow{dd \,axit} C_4H_{10}O\)

c) \(C_2H_5Cl \xrightarrow{dd \, NaOH, C_2H_5OH} C_2H_4 + HCl\)

d) \(2C_2H_5OH \xrightarrow{t^0, xt} C_2H_5C_2H5 + H_2O\)

Bài giải:

a) Phản ứng thế:

\(C_2H_6 + Cl_2 \xrightarrow{t^0} C_2H_5Cl + HCl\)

b) Phản ứng cộng:

\(C_4H_8 + H_2O \xrightarrow{dd \,axit} C_4H_{10}O\)

c) Phản ứng tách:

\(C_2H_5Cl \xrightarrow{dd \, NaOH, C_2H_5OH} C_2H_4 + HCl\)

d) Phản ứng tách:

\(2C_2H_5OH \xrightarrow{t^0, xt} C_2H_5C_2H5 + H_2O\)


8. Giải bài 8 trang 108 hóa 11

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).

a) Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.

b) Đun nóng axetilen ở 600°C với bột than làm xúc tác thu được benzen.

c) Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).

Bài giải:

a) Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng: Phản ứng cộng.

\(CH_2=CH_2 + H_2 \xrightarrow[]{Ni,t^0} CH_3 – CH_3\)

b) Đun nóng axetilen ở 600°C với bột than làm xúc tác thu được benzen: Phản ứng cộng.

\(3CH = CH \xrightarrow[]{C, 600^0C} C_6H_6\)

c) Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn): Phản ứng oxi hóa.

\(CH_3-CH_2-OH + O_2\xrightarrow[]{men \, giấm, t^0C} CH_3-COOH + H_2O\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 107 108 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com