Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 147 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 33. Luyện tập: Ankin sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 147 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


I – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin

Anken Ankin
Công thức chung CnH2n (n≥2) CnH2n-2 (n≥2)
Cấu Tạo Giống nhau – Hidrocacbon không no, mạch hở.
– Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết bội.
Khác nhau – Có 1 liên kết đôi.
– Có đồng phân hình học.
– Có 1 liên kết ba.
– Không có đồng phân hình học.
Tính chất hóa học Giống nhau – Cộng hidro.
– Cộng brom (dd).
– Cộng HX theo quy tắc Maccopnhicop.
– Làm mất màu dd KMnO4
Khác nhau Không có phản ứng thế bằng ion kim loại Ank-1-in có pư thế bằng ion kim loại.

2. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin


II – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 147 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 147 hóa 11

Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Bài giải:

– Khi dẫn dòng khí từ từ đi vào dung dịch AgNO3/NH3 thì axetilen tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt:

$CH \equiv CH + 2AgNO_3 + 2NH_3 \rightarrow AgC \equiv CAg \downarrow + 2NH_4NO_3$

– Hỗn hợp khí còn lại là metan và etilen. Dẫn vào dung dịch nước brom thì etilen sẽ tác dụng với dung dịch nước brom màu nâu đỏ, làm cho dung dịch nhạt màu:

$CH_2=CH_2+Br_2 \rightarrow CH_2Br-CH_2Br$

– Còn metan không có phản ứng nào.


2. Giải bài 2 trang 147 hóa 11

Viết phương trình phản ứng hóa học của phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

\(C{H_4}\xrightarrow{{(1)}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{(2)}}{C_4}{H_4}\xrightarrow{{(3)}}{C_4}{H_6}\xrightarrow{{(4)}}polibutadien\)

Bài giải:

Phương trình phản ứng hóa học:

(1) $2CH_{4} \xrightarrow[ \ 1500^0C]{ \ lam \ lanh \ nhanh \ } C_{2}H_{2} + 3H_{2}$

(2) $2C_{2}H_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ NH_{4}Cl, \ CuCl \ } CH \equiv C-CH=CH_{2}$

(3) $CH \equiv C-CH=CH_{2} + H_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ Pd, \ t^0 \ } CH_{2}=CH-CH=CH_{2}$

(4) $ \begin{matrix} CH_{2}=CH-CH=CH_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0, \ P, \ Na \ } \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} (-CH_{2}-CH=CH-CH_{2}-)_{n} \\ Cao \ su \ buna \end{matrix}$

(polibutađien hay còn gọi là cao su buna)


3. Giải bài 3 trang 147 hóa 11

Viết phương trinh hoá học của các phản ứng từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết điều chế các chất sau:

a) 1,2-đicloetan.

b) 1,1-đicloetan.

c) 1,2-đibrometen.

d) buta-1,3-đien.

e) 1,1,2-tribrometan.

Bài giải:

a) 1,2-đicloetan.

\(\\ CH \equiv CH + H_{2} \xrightarrow[ \ t^0 \ ]{ \ Pd/PbCO_{3} \ } CH_{2}=CH_{2} \\ CH_{2} = CH_{2}+ Cl_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ \ \ \ } CH_{2}Cl-CH_{2}Cl\)

b) 1,1-đicloetan.

\(\\ CH \equiv CH + HCl \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0, \ xt \ } CH_{2}=CHCl \\ CH_{2}=CHCl + HCl \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0, \ xt \ } CH_{3}-CHCl_{2}\)

c) 1,2-đibrometen.

\(CH \equiv CH + Br_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ \ \ \ } CHBr=CHBr\)

d) buta-1,3-đien.

\(\\ 2C_{2}H_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ NH_{4}Cl, \ CuCl \ } CH \equiv C-CH=CH_{2} \\ CH \equiv C-CH=CH_{2} + H_{2} \xrightarrow[ \ t^0 ]{ \ Pd/PbCO_{3} \ } CH_{2}=CH-CH=CH_{2}\)

e) 1,1,2-tribrometan.

\(\\ CH \equiv CH + Br_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ \ \ \ } CHBr = CHBr \\ CHBr = CHBr + HBr \xrightarrow[ \ ]{ \ \ \ \ } CH_{2}Br-CHBr_{2}\)


4. Giải bài 4 trang 147 hóa 11

Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp X gồm axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng hết. Tỉ khối của X so với H2 bằng 4,44. Tính hiệu suất của phản ứng.

Bài giải:

Ta có: \(\overline{M_X} = 4,44 . 2 = 8,88\)

Gọi \(n_{CH_{4}}\) ban đầu là 1, phương trình phản ứng như sau:

\(2{CH_{4}} \xrightarrow[ \ 1500^0C]{ \ lam \ lanh \ nhanh \ } C_{2}H_{2} + 3H_{2}\)

Mol ban đầu: 1 → 0    0 (mol)

Mol phản ứng: 2x →  x   3x (mol)

Mol sau phản ứng: 1-2x →  x    3x (mol)

⇒ Tổng số mol khí sau phản ứng:

$1 – 2x + x + 3x = 1 + 2x$

Do đó ta có phương trình:

\(\frac{(1-2x).16 + 26.x + 2.3x }{ 1+2x} = 8,88 \Rightarrow x \approx 0,4\)

Vậy hiệu suất phản ứng:

\(H = \frac{0,4}{1}.100 \ \% = 40 \ \%\)


5. Giải bài 5 trang 147 hóa 11

Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên qua dung dịch bạc nitrat trong amoniac thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Viết các phương trình hoá học để giải thích quá trình thí nghiệm trên.

b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

Bài giải:

a) Các phương trình hóa học:

(1) $CH_{2}=CH_{2} + Br_{2} \xrightarrow[\ ]{\ \ \ \ } CH_{2}Br-CH_{2}Br$

(2) $CH \equiv CH + Br_{2} \xrightarrow[\ ]{\ \ \ \ } CHBr_{2}-CH_{2}Br$

(3) $CH \equiv CH + 2AgNO_{3} + 2 NH_{3} \xrightarrow[\ ]{\ \ \ \ } AgC \equiv CAg \downarrow \ _{vàng} + 2NH_{4}NO_{3}$

b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

Theo phương trình hóa học (3) ta có:

${n_{{C_2}{H_2}}} = {n_{A{g_2}{C_2}}} = \frac{{24,24}}{{240}} = 0,101(mol)$

$⇒ {n_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{6,72 – 1,68}}{{22,4}} – 0,101 = 0,124(mol) $

$⇒ {n_{{C_3}{H_8}}} = \frac{{1,68}}{{22,4}} = 0,075\,(mol) $

Do đó, phần trăm số mol khí cũng là phần trăm thể tích khí:

$⇒ {V_{{C_2}{H_2}}} = \frac{{0,101}}{{0,3}}.100\% = 33,7\% $

$⇒ {V_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{0,124}}{{0,3}}.100\% = 41,3\% $

$⇒ {V_{{C_3}{H_8}}} = 25\% $

Khối lượng hỗn hợp $X$ là:

$m_X = 0,101.26 + 0,124.28 + 0,075.44 = 9,398(g)$

Vậy phần trăm theo khối lượng của các khí là:

$⇒ \% {m_{{C_2}{H_2}}} = \frac{{0,101.26}}{{9,398}}.100\% = 27,9\% $

$⇒ \% {m_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{0,124.28}}{{9,398}}.100\% = 36,9\% $

$⇒ \% {m_{{C_3}{H_8}}} = 35,2\% $


6. Giải bài 6 trang 147 hóa 11

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon X thu được 6,72 lít C02 (các thể tích khí đo ở đktc). X tác dụng với dung dịch AgN03 trong NH3 sinh ra kết tủa Y. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CH = CH2

B. CH ≡ CH

C. CH3-C ≡ CH

D. CH2=CH-CH=CH

Bài giải:

♦ Cách 1:

Ta có:

\(\\ n_{X} = \frac{2,24}{22,4} = 0,1 \ (mol) \\ \\ n_{CO_{2}} = \frac{6,72}{22,4} = 0,3 \ (mol)\)

Gọi công thức phân tử của $X$ là \(C_{x}H_{y}\)

Phương trình phản ứng

\(C_{x}H_{y} + (x + \frac{y}{4}) O_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ \ \ \ } xCO_{2} + \frac{y}{2}H_{2}O\)

Mol theo phương trình: 1 →   x (mol)

Mol theo đề bài: 0,1 →  0,3 (mol)

\(\Rightarrow x = \frac{0,3}{0,1} = 3 \Rightarrow C_{3}H_{y}\)

Mà $X$ tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa $Y$, nên $X$ là: \(CH_{3}-C \equiv CH\)

⇒ Đáp án: C.

♦ Cách 2:

Gọi công thức phân tử của $X$ là \(C_{n}H_{2n-2}\)

Ta có:

\(n = \frac{n_{CO_2}}{n_X} = \frac{0,3}{0,1} = 3 \)

Vậy công thức phân tử của X là $C_3H_4$

Vì $X$ tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa $Y$, nên $X$ là: \(CH_{3}-C \equiv CH\)

⇒ Đáp án: C.


7. Giải bài 7 trang 147 hóa 11

Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?

A. 3,    B. 4,    C.2,    D.5.

Bài giải:

Các đồng phân ankin của $C_5H_8$ là:

(1) $CH \equiv C-CH_{2}-CH_{2}-CH_{3}$

(2) $CH_{3}-C \equiv C-CH_{2}-CH_{3}$

(3) $\begin{matrix} CH \equiv C-CH-CH_{3} \\ \ \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ CH_{3} \end{matrix}$

→  Có 3 đồng phân.

⇒ Đáp án: A.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 147 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com