Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 216 sgk Vật Lí 11

Hướng dẫn giải Bài 34. Kính thiên văn sgk Vật Lí 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 216 sgk Vật Lí 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).

Kính thiên văn có hai bộ phận chính:

– Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn ( nhiều mét).

– Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

II – Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

Vật kính tạo ảnh thật của vật (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh. Thị kính giúp mắt quan sát ảnh này.

Ảnh của thiên thể tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo có góc trông tăng nhiều lần.

Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.

III – Số bội giác của kính thiên văn

Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Ta có: \(G_\propto = \frac{\alpha }{\alpha _{0}}\) ≈ \(\frac{tan\alpha }{tan\alpha _{0}}\)

Vì \(tanα = \frac{A’_{1}B’_{1}}{f_{2}}\); \(tanα_0 = \frac{A’_{1}B’_{1}}{f_{1}}\) (mỗi thiên thể có góc trông α0 nhất định).

Do đó: \(G_\propto = \frac{f_{1}}{f_{2}}\)

Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thộc vị trí đặt mắt sau thị kính.


CÂU HỎI (C)

Trả lời câu hỏi C1 trang 214 Vật Lý 11

Tại sao khi điều chỉnh kính thiên văn ta không phải dời toàn bộ kính như với kính hiển vi?

Trả lời:

Kính thiên văn là để quan sát các vật ở rất xa, vì vậy khoảng cách d1 giữa vật với vật kính được coi là vô cực. Vì vậy, ta không cần phải điều chỉnh khoảng cách này. Tức là không cần chỉnh vật kính.

Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta văn ta phải điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính A2 B2 là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ Cc Cv của mắt.

⇒ Khi điều chỉnh kính thiên văn ta không dời toàn bộ kính như với kính hiển vi.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 216 sgk Vật Lí 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 216 Vật Lý 11

Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

Trả lời:

– Công dụng: Là dụng cụ quang học bổ trợ mắt để quan sát các vật ở rất xa, bằng cách làm tăng góc trông ảnh của các vật.

– Cấu tạo: Bộ phận chính: 2 thấu kinh hội tụ

+ Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (cỡ dm, m)

+ Thấu kính là thấu kính hội có tiêu cự ngắn (cỡ cm).


2. Giải bài 2 trang 216 Vật Lý 11

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.

Trả lời:

Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực:


3. Giải bài 3 trang 216 Vật Lý 11

Viết công thức về số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.

Trả lời:

Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}}\)


4. Giải bài 4 trang 216 Vật Lý 11

Giải thích tại sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn.

Trả lời:

Tiêu cự vật kính \(f_1\) của kính thiên văn phải lớn vì: Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực được xác định bởi: \({G_\infty } = \dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)

Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính \(A_2 B_2\) là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ CcCv của mắt, tức là ảnh \(A_1B_1\) phải nằm trong khoảng \(O_2F_2\).

Vì vậy \(f_2\) phải vào khoảng cen-ti-mét.

Muốn G có giá trị lớn thì ta phải tăng giá trị của \(f_1\)

⇒ Tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn.


?

Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.

Xét các biểu thức:

(1). f1 + f2 ;

(2). \({{{f_1}} \over {{f_2}}}\);

(3). \({{{f_2}} \over {{f_1}}}\).

Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập 5 và 6 dưới đây:

1. Giải bài 5 trang 216 Vật Lý 11

Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào ?

A. (1);   B. (2);   C. (3);

D. Biểu thức khác.

Bài giải:

Số bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}}\)

⇒ Đáp án: B.


2. Giải bài 6 trang 216 Vật Lý 11

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào ?

A. (1);   B. (2);   C. (3);

D. Biểu thức khác.

Bài giải:

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức:

O1O2 = f1 + f2

⇒ Đáp án: A.


3. Giải bài 7 trang 216 Vật Lý 11

Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự f1 = 1,2 m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4 cm.

Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

Bài giải:

Khi ngắm chừng ở vô cực:

– Khoảng cách giữa hai kính:

O1O2 = f1 + f2 = 1,2 + 0,04 = 1,24 m.

– Số bội giác của kính thiên văn:

\({G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}} = {{1,2} \over {0,04}} = 30\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 216 sgk Vật Lí 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com