Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 64 sgk Hóa Học 10

Hướng dẫn giải Bài 13. Liên kết cộng hóa trị sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 64 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Sự hình thành liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất.

a) Sự hình thành phân tử hiđro H2

– Để hình thành liên kết giữa hai nguyên tử H trong phân tử hiđro, hai obitan 1s của hai nguyên tử H xen phủ với nhau tạo ra vùng xen phủ giữa hai hạt nhân nguyên tử.

– Ngoài lực đẩy tương hỗ giữa hai proton và hai electron còn có lực hút giữa các electron vơi hai hạt nhân hướng về tâm phân tử.

b) Sự hình thành phân tử nitơ N2

Mỗi nguyên tử N góp chung 3e để tạo thành 3 cặp e chung của phân tử N2. 3 cặp electron liên kết biểu diễn bằng ba gạch (\(\equiv\)), đó là liên kết ba. Liên kết ba bền hơn liên kết đôi và liên kết đơn. Ở nhiệt độ thường N2 kém hoạt động hóa học. CTCT: \(N \equiv N\)

2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất.

a) Sự hình thành phân tử hyđro clorua HCl

Trong phân tử hiđro, mỗi nguyển tử (H và Cl) góp 1 electron tạo thành một cặp electron chung để tạo liên kết cộng hóa trị. Cặp electron liên kết bị lệch về phía Clo, (Độ âm điện của Cl là 3,5 lớn hơn độ âm điện của H là 2,1) liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.

b) Sự hình thành phân tử khí cacbon đioxit CO2

Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa 2 nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron.

3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị

– Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể là chất rắn như đường, lưu huỳnh, iot, … có thể là chất lỏng: nước, ancol,… hoặc chất khí như khí cacbonic, clo, hiđro, …

– Các chất có cực như ancol etylic, đường, … tan nhiều trong dung môi có cực như nước.

– Phần lớn các chất không cực như iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen, cacbon tetraclorua, …

– Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

II – Độ âm điện và liên kết hóa học

1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion

Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hóa trị không cực.

Nếu cặp electron chung lệch về một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

Nếu cặp electron chung lệch hẳn về một nguyên tử ta sẽ có liên kết ion.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Hiệu độ âm điện \(\Delta \chi\) Loại liên kết
\(0 \le \Delta \chi < 0,4\) Liên kết cộng hóa trị không cực
\(0,4 \le \Delta \chi < 1,7\) Liên kết cộng hóa trị có cực
\(\Delta \chi \ge 1,7\) Liên kết ion

Trong NaCl: \(\Delta \chi = {\rm{ }}3,16{\rm{ }}-{\rm{ }}0,93{\rm{ }} = {\rm{ }}2,23{\rm{ }} > {\rm{ }}1,7\) → liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.

Trong HCl: \(\Delta \chi = {\rm{ }}3,16{\rm{ }}-{\rm{ }}2,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,96{\rm{ }} \to {\rm{ }}0,4 \le \Delta \chi \le 1,7\) → liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị có cực.

Trong H2: \(\Delta \chi = {\rm{ }}2,2{\rm{ }}-{\rm{ }}2,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0{\rm{ }} \to {\rm{ }}0 \le \Delta \chi \le 0,4\)


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 64 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 64 hóa 10

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bài giải:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

⇒ Đáp án: D.


2. Giải bài 2 trang 64 hóa 10

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Bài giải:

A. sai vì cặp liên kết CHT phải lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

B. đúng.

C. sai vì liên kết CHT không phân cực được tạo nên từ các nguyên tử có tính chất hóa học tương tự gần giống nhau.

D. sai hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử càng lớn thì phân tử càng phân cực mạnh.

⇒ Đáp án: B.


3. Giải bài 3 trang 64 hóa 10

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Bài giải:

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

⇒ Đáp án: A.


4. Giải bài 4 trang 64 hóa 10

Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Cho thí dụ minh họa.

Bài giải:

– Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Thí dụ: K+ + Cl → KCl

– Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Thí dụ:

– Liên kết cộng hóa trị trong đó những cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

Thí dụ:

hay H – Cl


5. Giải bài 5 trang 64 hóa 10

Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nào trong các chất sau đây:

AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

(Lấy giá trị độ âm điện của các nguyên tố ở bảng 6, trang 45).

Bài giải:

Hiệu độ âm điện:

AlCl3: 3,16 – 1,61 = 1,55 ⇒ liên kết cộng hóa trị phân cực.

CaCl2: 3,16 – 1,00 = 2,16 ⇒ liên kết ion.

CaS: 2,58 – 1,00 = 1,58 ⇒ liên kết cộng hóa trị có cực.

Al2S3: 2,58 – 1,61 = 0,97 ⇒ liên kết cộng hóa trị có cực.


6. Giải bài 6 trang 64 hóa 10

Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử sau :

\(C{l_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_2},{\rm{ }}N{H_3}\)

Bài giải:

Công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:

• \(C{l_2}\):

• \(C{H_4}\):

• \({C_2}{H_4}\):

• \({C_2}{H_2} \):

• \(N{H_3}\):


7. Giải bài 7 trang 64 hóa 10

X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.

Bài giải:

a) 9X: 1s2 2s2 2p5 Đây là F có độ âm điện là 3,98.

19A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 Đây là K có độ âm điện là 0,82.

8Z: 1s2 2s2 2p4 Đây là O có độ âm điện là 3,44.

b) Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16 , có liên kết ion.

Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.

Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 64 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com