Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 132 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 29. Anken sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 132 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

– CTTQ dãy đồng đẳng $C_nH_{2n} (n \ge 2)$

– Đồng phân cấu tạo: Anken từ C4H8 trở đi có đồng phân cấu tạo mạch cacbon và vị trí nối đôi.

– Đồng phân hình học: Nếu mỗi C mang liên kết đôi dính với 2 nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có 2 cách phân bố không gian khác nhau là đồng phân cis và trans.

– Cách đọc tên đồng phân hình học: ghi tiền tố cis- trans- trước tên gọi anken.

– Tên thông thường của một số ít anken lấy tên từ ankan tương ứng, nhưng đổi hậu tố an thành ilen.

– Tên thay thế: số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh + Tên mạch chính – Số chỉ vị trí liên kết đôi – en

2. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, các anken từ C2 → C4 ở dạng khí, từ C5 trở đi là chất lỏng hoặc rắn.

– Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

– Anken nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

3. Tính chất hóa học

Trong phân tử anken có \(1 \pi \) kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.

a) Phản ứng cộng

– Cộng hiđro : CnH2n + H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) CnH2n + 2

– Cộng halogen: CnH2n + X2 \( \to \) CnH2nX2

– Cộng HA: Cộng nước, hiđro halogenua, axit sulfuric đậm đặc,…

PTTQ: CnH2n+ HA \( \to \) CnH2n + 1A (A là X, OSO3H, OH,…)

Phản ứng cộng HA vào anken không đối xứng tuân theo Quy tắc Mac – cop –nhi – côp: “ nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn ở nối kép , A ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn”

b) Trùng hợp

Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (gọi là monome) tạo thành những phân tử rất lớn (gọi là polime). Số lượng mắt xích monome trong phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu là n.

c) Phản ứng oxi hóa

– Anken cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O và tỏa nhiều nhiệt.

– Anken làm mất màu dung dịch KMnO4 (phản ứng được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi) và bị oxi hóa không hoàn toàn thành hợp chất điol.

4. Điều chế

– Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế từ ancol etylic.

– Trong công nghiệp, các anken được điều chế từ ankan.

5. Ứng dụng

Là nguyên liệu quan trọng cho nhiều quá trình sản xuất hóa học. Nhiều anken được dùng làm chất đầu để tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 132 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 132 hóa 11

So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.

Bài giải:

Ankan Anken
Đặc điểm cấu tạo – Chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
– Có đồng phân theo mạch cacbon.
– Có một liên kết đôi trong phân tử.
– Có thêm đồng phân lập thể hay đồng phân cis-trans.
Tính chất hóa học – Phản ứng thế.
$CH_4 + Cl_2 \xrightarrow[]{as} CH_3Cl + HCl$
– Có phản ứng cộng.
$CH_2=CH_2 + H_2 \xrightarrow[]{Ni,t^0} CH_3-CH_3$
$CH_2=CH_2 + Br_2 → CH_2Br-CH_2Br$
$3CH_2=CH_2 + 2KMnO_4 + H_2O → 3CH_2OH-CH_2OH + 2MnO_2 + 2KOH$
– Phản ứng trùng hợp.
$nCH_2=CH_2 \xrightarrow[]{t^0, p, xt} (-CH_2-CH_2)_n$
– Phản ứng oxi hóa.
$C_nH_{2n} + \dfrac{{3n}}{2} O_2 \xrightarrow[]{t^0} nCO_2 + nH_2O$

2. Giải bài 2 trang 132 hóa 11

Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4,   B. 5,   C. 3,   D. 7.

Bài giải:

Anken có các loại đồng phân:

– Đồng phân về mạch C:

+ mạch không phân nhánh.

+ mạch nhánh.

– Đồng phân về vị trí liên kết đôi.

– Đồng phân cis – trans.

→ Các đồng phân cấu tạo của C5H10 là:

(1) \(CH_2=CH-CH_2-CH_2-CH_3\)

(2) \(CH_3-CH=CH-CH_2-CH_3\)

(3) \(\begin{matrix} CH_{2}=C- CH-CH_{3} \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ CH_{3} \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\)

(4) \(\begin{matrix} \ CH_{2} = CH -CH-CH_{3} \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ CH_3 \end{matrix}\)

(5) \(\begin{matrix} CH_{3}-C= CH-CH_{3} \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ CH_{3} \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\)

⇒ có 5 công thức cấu tạo C5H10.

⇒ Đáp án: B.


3. Giải bài 3 trang 132 hóa 11

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi;

a) Propilen tác dụng với hiđro, đun nóng (xúc tác Ni).

b) But-2-en tác dụng với hirdo clorua.

c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.

d) Trùng hợp but-1-en.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

a) Propilen tác dụng với hiđro, đun nóng (xúc tác Ni).

\(CH_{3} – CH=CH_{2} + H_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ Ni, \ t^0 \ } CH_{3}-CH_{2}-CH_{3}\)

b) But-2-en tác dụng với hirdo clorua.

\(\begin{matrix} CH_{3} – CH=CH-CH_{3} + HCl \xrightarrow[\ ]{ \ \ \ \ } \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} \ CH_{3} – CH_{2}-CH-CH_{3} \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ Cl \end{matrix}\)

c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.

\(\begin{matrix} \\ \ \\ \ CH_{2} = C- CH_{3} \\ ^| \\ CH_{3} \end{matrix} \begin{matrix} \\ \ \\ \ \ + \ H_{2}O \ \xrightarrow[ \ ]{ \ \ H^+ \ } \ \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} \ OH \\ ^| \\ CH_{3}-C-CH_{3} \\ ^| \\ CH_{3} \end{matrix}\)

d) Trùng hợp but-1-en.

\(nCH_2=CH-CH_2-CH_3 \xrightarrow[]{t^0, p, xt} \begin{matrix} \ {{(-CH_{2} – CH-)}_n} \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ CH_3-CH_2 \end{matrix}\)


4. Giải bài 4 trang 132 hóa 11

Trình bày phương pháp hóa học để:

a) Phân biệt metan và etilen.

b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Bài giải:

a) Phân biệt metan và etilen.

Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.

$CH_2=CH_2+Br_2 (dd \, màu \, nâu \, đỏ) \rightarrow CH_2Br-CH_2Br (dd \, không\, màu)$

CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom.

b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua dung dịch nước brom dư, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.

$CH_2=CH_2+Br_2 \rightarrow CH_2Br-CH_2Br $

c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom.

– Chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen

\(CH_2 = CH – CH_2 – CH_2 – CH_2 – CH_3 + B{r_2} \to C{H_2}Br – CHBr – CH_2 – CH_2 – CH_2 – CH_3\)

– Chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan vì hexan không tác dụng với dung dịch nước brom.


5. Giải bài 5 trang 132 hóa 11

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. butan;

B. but-1-en;

C.cacbon đioxit;

D. metylpropan.

Bài giải:

Ta có:

\(C{H_2} = CH – C{H_2} – C{H_3} + B{r_2} \to C{H_2}B{\rm{r}} – CHB{\rm{r}} – C{H_2} – C{H_3}\)

\(Br_2\): dung dịch màu nâu đỏ

\(C{H_2}B{\rm{r}} – CHB{\rm{r}} – C{H_2} – C{H_3}\): dung dịch không màu.

⇒ Đáp án: B.


6. Giải bài 6 trang 132 hóa 11

Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90gam.

a) Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.

b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

Bài giải:

a) Các phương trình hóa học của phản ứng:

$CH_2=CH_2+Br_2 \rightarrow CH_2Br-CH_2Br$

$CH_2=CH-CH_3+Br_2 \rightarrow CH_2Br-CHBr-CH_3$

Giải thích: Dung dịch brom bị nhạt màu do brom phản ứng với hỗn hợp tạo thành các hợp chất không màu. Khối lượng bình tăng do các sản phẩm tạo thành là những chất lỏng.

b) Gọi x,y lần lượt là số mol của C2H4 và C3H6:

Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên chính là tổng khối lượng của C2H4 và C3H6

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{\begin{matrix} n_{hh}= x + y = 0,15& \\ m_{hh}= 28x +42y =4,9 & \end{matrix}\right.\) \( \to\) \(\left\{\begin{matrix} x = 0,1& \\ y =0,05 & \end{matrix}\right.\)

\( \to \%V_{C_2H_4} = \dfrac{0,1.100}{0,15} = 66,7 \%\)

\( \%V_{C_3H_6} = (100 – 66,7) \% = 33,3 \%\)

Vậy thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là: \(66,7 \% C_2H_4\) và \(33,3 \% C_3H_6\).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 132 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com