Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 14 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 14 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Sự điện li của nước

Thực nghiệm cho ta nhận thấy, nước là chất điện ly cực yếu:

H2O \(\rightleftharpoons \) H+ + OH (1)

Tích số ion của nước:

KH2O = [H+][OH] =10-14 M (đo ở 25oC)

2. Ý nghĩa tích số ion của nước

Môi trường trung tính có: [H+] = [OH] và pH = 7;

Môi trường axit có: [H+] > [OH] và pH < 7;

Môi trường bazơ có: [H+] < [OH] và pH >7.

pH càng nhỏ thì dung dịch có độ axit càng lớn. pH càng lớn thì dung dịch có độ bazơ càng lớn.

3. Chất chỉ thị axit-bazơ

Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Dựa vào sự chuyển màu của giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein xác định được môi trường của dung dịch, dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng có thể xác định được gần đúng giá tri pH của dung dịch.

Ta có: Nếu [H+] = 1,0.10–a M thì pH = a.

⇒ pH = -log [H+]

Ví dụ: [H+] = 10-3M pH = 3 : Môi trường axit.

pH + pOH = 14


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 14 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:


1. Giải bài 1 trang 14 hóa 11

Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?

Bài giải:

Tích số KH2O = [H+].[OH] được gọi là tích số ion của nước. Tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác định, tuy nhiên giá trị tích số ion của nước là 1,0.10-14 thường được dùng trong các phép tính, khi nhiệt độ không khác nhiều so với 25oC.


2. Giải bài 2 trang 14 hóa 11

Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.

Bài giải:

Ta có: pH = -log[H+]

– Môi trường axit là môi trường trong đó:

[H+] > [OH] hay [H+] > 1,0.10-7 M ⇒ pH < 7

– Môi trường trung tính là môi trường trong đó:

[H+] = [OH] hay [H+] = 1,0.10-7 M ⇒ pH = 7

– Môi trường kiềm là môi trường trong đó:

[H+] < [OH] hay [H+] < 1,0.10-7M ⇒ pH > 7


3. Giải bài 3 trang 14 hóa 11

Chất chỉ thị axit – bazo là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Bài giải:

Để xác định môi trường của dung dịch người ta thường dùng chất chỉ thị axit – bazo. Chất chỉ thị axit – bazo là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào pH của dung dịch.

Màu của quỳ tím và phenolphtalen trong dung dịch có khoảng pH khác nhau:

Quỳ pH ≤ 6 (đỏ) pH = 7 (tím) pH ≥ 8 (xanh)
Phenol phtalein pH < 8,3 (không màu)

pH ≥ 8,3 màu hồng
(trong dung dịch NaOH đặc màu hồng bị mất)


4. Giải bài 4 trang 14 hóa 11

Một dung dịch có [OH ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là:

A. Axit;

B. Trung tính;

C. Kiềm;

D. Không xác định được.

Bài giải:

Từ [OH]= 1,5.10-5 (M) suy ra:

\([H^+] = \frac{10^{-14}}{1,5.10^{-5}} = 6,7.10^{-10} (M) < 10^{-7} (M)\)

Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.

⇒ Đáp án C.


5. Giải bài 5 trang 14 hóa 11

Tính nồng độ H+, OH– và pH dung dịch HCl 0,10M và dung dịch NaOH 0,010M.

Bài giải:

♦ Dung dịch HCl:

HCl → H+ + Cl

0,10M  →  0,10M

Dung dịch HCl 0,10M có: [H+] = 0,1M

→ pH = -log [H+] = 1,0

→ [OH] = $\frac{1,0.10^{-14}}{[H^+]}$ = 1,0.10-13 M

♦ Dung dịch NaOH:

NaOH → Na+ + OH

0,010M → 0,010M

Dung dịch NaOH 0,010M có: [OH] = 0,01M

→ [H+] = 1,0.10-13/[OH] = 10-12 M

→ pH = -log [H+] = 12


6. Giải bài 6 trang 14 hóa 11

Dung dịch HCl 0,010M, tích số ion của nước là:

A. [H+][OH ] > 1,0.10-14 ;

B. [H+ ][OH ] = 1,0.10-14

C. [H+][OH ] < 1,0.10-14 ;

D. Không xác định được.

Bài giải:

Tích số ion của nước là hằng số trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau.

⇒ Đáp án B.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 14 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com