Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 18 sgk Hóa Học 10

Hướng dẫn giải Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 18 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


A – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG


B – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 18 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 18 hóa 10

Theo số liệu ở bảng 1 bài 1, trang 8 :

a) Hãy tính khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).

(Đây là phép tính gần đúng).

b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử.

Bài giải:

Ta có:

\(\eqalign{
& {m_e} = 9,1.10{^{ – 31}}\,kg = 9,1.10{^{ – 28}}\,g \cr
& {m_p} = 1,67.10{^{ – 27}}kg = 1,67.10{^{ – 24}}g \cr
& {m_n} = 1,675.10{^{ – 27}}kg = 1,675.10{^{ – 24}}g \cr} \)

a) Tổng khối lượng của electron: 7 x 9,1.10 -28 = 63,7.10 -28 g

Tổng khối lượng của proton : 7 x 1,67.10 -24 = 11,69.10 -24 g

Tổng khối lượng của nơtron : 7 x 1,675.10 -24 = 11,72.10-24g

Khối lượng của nguyên tử nitơ là: me + mp + m = 23,42.10 -24 g.

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử:

\(\dfrac{{63,{{7.10}^{ – 28}}} }{ {23,{{42.10}^{ – 24}}}}.100\% \approx 0,027\% \)


2. Giải bài 2 trang 18 hóa 10

Tính nguyên tử khối trung bình của kali biết rằng trong tự nhiên thành phần % các đồng vị của kali là: 93,258% \( _{19}^{39}\textrm{K}\);    0,012% \( _{19}^{40}\textrm{K}\)   và   6,730% \( _{19}^{41}\textrm{K}\).

Bài giải:

Áp dụng công thức: \(\overline A = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z + ….{A_n}.n}}{{100}}\)

Trong đó:

A1, A2, A3,….là số khối của các đồng vị.

x, y, z,….là thành phần trăm của các đồng vị.

⇒\( \overline{A_{kali}}=\dfrac{39.93,258+40.0,012+41.6.73}{100}\) = 39,13484u.


3. Giải bài 3 trang 18 hóa 10

a) Định nghĩa nguyên tố hoá học.

b) Kí hiệu nguyên tử cho biết những đặc trưng gì của nguyên tử, lấy thí dụ với nguyên tử kali.

Bài giải:

a) Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

b) Kí hiệu nguyên tử \( _{Z}^{A}\textrm{X}\):

Cho biết:

Z: số hiệu nguyên tử

A: Số khối

Ví dụ: \( _{19}^{39}\textrm{K}\) cho biết:

– Số hiệu nguyên tử là 19 nên số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử là 19, trong hạt nhân có 19 proton và vỏ nguyên tử K có 19 electron.

– Số khối của nguyên tử K là 39 nên trong hạt nhân có 20 (39-19 = 20) nơtron.


4. Giải bài 4 trang 18 hóa 10

Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hiđro (Z = 1) và nguyên tố urani (Z = 92) chỉ có 90 nguyên tố.

Bài giải:

Từ H có Z = 1, urani có Z = 92 có tất cả 92 nguyên tố vì số hiệu của các ô trong bảng tuần hoàn là một dãy số tự nhiên và không có ô trống giữa các số thứ tự. Vậy trừ H và urani chỉ còn 90 nguyên tố ở khoảng giữa 2 nguyên tố.


5. Giải bài 5 trang 18 hóa 10

Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi, biết thể tích của 1 mol canxi tinh thể bằng 25,87 cm3.

(Cho biết: Trong tinh thể, các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống).

Bài giải:

1 mol chứa khoảng 6,022.1023 nguyên tử nên thể tích của 1 nguyên tử canxi là:

Vnguyên tử canxi = \( \dfrac{25,87}{6,022.10^{23}}.\dfrac{74}{100}\) = 3,179.10-23cm3.

Vnguyên tử Ca = \( \dfrac{4}{3}\)πr3 = 3,179.10-23cm3.

\( ⇒ r = \left ( \dfrac{3,179.10^{-23}}{\dfrac{4}{3}\prod } \right )^{\dfrac{1}{3}}\) = 1,965.10-8 cm = 0,1965nm.


6. Giải bài 6 trang 18 hóa 10

Viết công thức của các loại phân tử đồng(II) oxit, biết rằng đồng và oxi có các đồng vị sau:

\( _{29}^{65}\textrm{Cu}\);    \( _{29}^{63}\textrm{Cu}\);    \( _{8}^{16}\textrm{O}\);    \( _{8}^{17}\textrm{O}\);    \( _{8}^{18}\textrm{O}\).

Bài giải:

– Với \( _{29}^{65}\textrm{Cu}\) có 3 oxit:

\( _{29}^{65}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{16}\textrm{O}\);    \( _{29}^{65}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{17}\textrm{O}\);    \( _{29}^{65}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{18}\textrm{O}\)

– Với \( _{29}^{63}\textrm{Cu}\) có 3 oxit:

\( _{29}^{63}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{16}\textrm{O}\);    \( _{29}^{63}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{17}\textrm{O}\);    \( _{29}^{63}\textrm{Cu}\) \( _{8}^{18}\textrm{O}\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 18 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com