Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8

Hướng dẫn giải Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, sách giáo khoa Hóa học 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8 bao gồm đầy đủ đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 8.


Lý thuyết

I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?

1 mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là M (gam) ⇒ n mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là n.M (gam).

Nhận xét:

Đặt n: số mol chất (mol), M: là khối lượng mol chất (gam/mol), m: là khối lượng chất (gam).

Ta lấy số mol chất nhân với khối lượng mol chất đó. Công thức m = n.M (gam) (1).

Từ công thức (1) ta triển khai ra được 2 công thức liên quan như sau:

\(n = \frac{m}{M}(mol)\)\(M = \frac{m}{n}(gam/mol)\)

Kết luận:

+ Tìm khối lượng chất (m) khi biết số mol chất (n), ta tìm khối lượng mol (M) của chất, sau đó áp dụng công thức: m = n . M (gam).

+ Tìm số mol chất (n) khi biết khối lượng chất (m), ta tìm khối lượng mol (M), sau đó áp dụng công thức: \(n = \frac{m}{M}(mol)\).

+ Tìm khối lượng mol (M) khi biết số mol (n) và khối lượng (m), ta áp dụng công thức: \(M = \frac{m}{n}(gam/mol)\).

II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?

1 mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là 22,4 (lit) ⇒ n mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là 22,4.n (lit).

Nhận xét:

Đặt n: số mol chất (mol), V: Thể tích chất ở điều kiện tiêu chuẩn (lit).

Ta lấy số mol chất nhân với 22,4. Công thức V = 22,4. n (lit) (2).

Từ công thức (2) ta triển khai ra được công thức liên quan: \(n = \frac{V}{{22,4}}\).

Kết luận:

+ Tìm thể tích chất khí ta sử dụng công thức: V = 22,4.n (lit).

+ Tìm số mol chất khí: \(n = \frac{V}{{22,4}}\).

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 8 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải, câu trả lời từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 trang 67 sgk Hóa học 8

Kết luận nào sau đây đúng?

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng .

c) Chúng có cùng số phân tử.

d) Không thể kết luận được điều gì cả.

Trả lời:

Chọn đáp án đúng: a) và c).

Vì:

+ V = n. 22,4 nên 2 chất khí có cùng V sẽ có cùng số mol chất ⇒ a) đúng.

+ 1 mol chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử nên cùng số mol sẽ có cùng số phân tử ⇒ c) đúng.

+ Khối lượng m = M.n phụ thuộc vào phân tử khối và nguyên tử khối ⇒ b) sai.


2. Giải bài 2 trang 67 sgk Hóa học 8

Kết luận nào sau đây đúng?

Thế tích mol của chất khí phụ thuộc vào :

a) Nhiệt độ của chất khí ;

b) Khối lượng mol của chất khí ;

c) Bản chất của chất khí ;

d) Áp suất của chất khí.

Trả lời:

Chọn đáp án: a) và d).

Vì:

+ Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 22,4l, Ở đk thường (20°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 24l. ⇒ V phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ⇒ a), d) đúng.

+ Với mọi chất khí ở đktc ta có V = n.22,4 ⇒ V không phụ thuộc vào khối lượng mol của chất khí và bản chất của chất khí ⇒ b), c) sai.


3. Giải bài 3 trang 67 sgk Hóa học 8

Hãy tính :

a) Số mol của : 28 g Fe ; 64 g Cu ; 5,4 g Al.

b) Thể tích khí (đktc) của : 0,175 mol CO2 ; 1,25 mol H2 ; 3 mol N2.

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có : 0,44 g CO2 ; 0,04 g H2 và 0,56 g N2.

Bài giải:

a) Ta có:

\({n_{Fe}} = \dfrac{{{m_{Fe}}}}{{{M_{Fe}}}} = \dfrac{{28}}{{56}} = 0,5\,mol\)

\({n_{Cu}} = \dfrac{{{m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}} = \dfrac{{64}}{{64}} = 1\,mol\)

\({n_{Al}} = \dfrac{{{m_{Al}}}}{{{M_{Al}}}} = \dfrac{{5,4}}{{27}} = 0,2\,mol\)

b) Ta có:

\({V_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}}}.22,4 = 0,175.22,4 = 3,92\,(l)\)

\({V_{{H_2}}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = 1,25.22,4 = 28\,(l)\)

\({V_{{N_2}}} = {n_{{N_2}}}.22,4 = 3.22,4 = 67,2\,(l)\)

c) Ta có:

\(\begin{gathered}
{n_{C{O_2}}} = \dfrac{{{m_{C{O_2}}}}}{{{M_{C{O_2}}}}} = \dfrac{{0,44}}{{44}} = 0,01\,mol \hfill \\
{n_{{H_2}}} = \dfrac{{{m_{{H_2}}}}}{{{M_{{H_2}}}}} = \dfrac{{0,04}}{2} = 0,02\,mol \hfill \\
{n_{{N_2}}} = \dfrac{{{m_{{N_2}}}}}{{{M_{{N_2}}}}} = \dfrac{{0,56}}{{28}} = 0,02\,mol \hfill \\
\to {n_{hh}} = {n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}}} + {n_{{N_2}}}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\hfill\\ \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05\,mol \hfill \\
\to {V_{hh}} = {n_{hh}}.22,4 = 0,05.22,4 = 1,12\,(l) \hfill \\
\end{gathered} \)


4. Giải bài 4 trang 67 sgk Hóa học 8

Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau :

a) 0,5 mol nguyên tử N ; 0,1 mol nguyên tử Cl ; 3 mol nguyên tử O.

b) 0,5 mol phân tử N2 ; 0,1 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2.

c) 0,10 mol Fe ; 2,15 mol Cu ; 0,80 mol H2SO4 ; 0,50 mol CuSO4.

Bài giải:

a) Ta có:

\({m_N} = {n_N}.{M_N} = 0,5.14 = 7\,g\)

\({m_{Cl}} = {n_{Cl}}.{M_{Cl}} = 0,1.35,5 = 3,55\,g\)

\({m_O} = {n_O}.{M_O} = 3.16 = 48\,g\)

b) Ta có:

\({m_{{N_2}}} = {n_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}} = 0,5.28 = 14\,g\)

\({m_{C{l_2}}} = {n_{C{l_2}}}.{M_{C{l_2}}} = 0,1.71 = 7,1\,g\)

\({m_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}} = 3.32 = 96\,g\)

c) Ta có:

\({m_{Fe}} = {n_{Fe}}.{M_{Fe}} = 0,1.56 = 5,6\,g\)

\({m_{Cu}} = {n_{Cu}}.{M_{Cu}} = 2,15.64 = 137,6\,g\)

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}.{M_{{H_2}S{O_4}}} \)\(= 0,8.(1.2 + 32.1 + 16.4) = 78,4\,g\)

\({m_{CuS{O_4}}} = {n_{CuS{O_4}}}.{M_{CuS{O_4}}}\)\( = 0,5.(64.1 + 32.1 + 16.4) = 80\,g\)


5. Giải bài 5 trang 67 sgk Hóa học 8

Có 100 g khí oxi và 100 g khí cacbon đioxit, cả 2 khí đều ở 200C và 1 atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này là 24 l. Nếu trộn 2 khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu ?

Bài giải:

Ta có:

\({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{100}}{{32}} = 3,125\,mol\)

\( \to {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.24 = 3,125.24 = 75\,(l)\)

\({n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{C{O_2}}}}}{{{M_{C{O_2}}}}} = \frac{{100}}{{44}} = \frac{{25}}{{11}}\,mol\)

\( \to {V_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}}}.24 = \frac{{25}}{{11}}.24 = \frac{{600}}{{11}}\,(l)\)

\( \to {V_{hh}} = {V_{{O_2}}} + {V_{C{O_2}}}\)\( = 75 + \frac{{600}}{{11}} = \frac{{1425}}{{11}}\,(l) \approx 129,55(l)\)


6. Giải bài 6 trang 67 sgk Hóa học 8

Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc):

1g H2 ; 8 g O2 ; 3,5 g N2 ; 33 g CO2.

Bài giải:

Ta có số mol của các khí ở điều kiện tiêu chuẩn là:

\({n_{{H_2}}} = \frac{{{m_{{H_2}}}}}{{{M_{{H_2}}}}} = \frac{1}{2} = 0,5\,mol\)

\({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{8}{{32}} = 0,25\,mol\)

\({n_{{N_2}}} = \frac{{{m_{{N_2}}}}}{{{M_{{N_2}}}}} = \frac{{3,5}}{{28}} = 0,125\,mol\)

\({n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{C{O_2}}}}}{{{M_{C{O_2}}}}} = \frac{{33}}{{44}} = 0,75\,mol\)

Bảng thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn:

Khí H2 O2 N2 CO2
n (mol) 0,5 0,25 0,125 0,75
V (l) 11,2 5,6 2,8 16,8

Từ đó ta vẽ được đồ thị so sánh thể tích các khí:


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com