Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 75 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 16. Hợp chất của cacbon sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 75 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Cacbon monooxit

a) Tính chất vật lí

– CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, bền với nhiệt và rất độc.

– Kém hoạt động ở nhiệt độ thường, hoạt động nhiều hơn khi đun nóng

– CO là oxit trung tính

b) Tính chất hóa học

CO có tính khử mạnh:

– Tác dụng với oxi:

2CO + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CO2

– Tác dụng với oxit kim loại:

Fe2O3 + 3CO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Fe + 3CO2

c) Điều chế:

– Trong phòng TN:

HCOOH \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}d,{t^{^o}}}}\) CO + H2

– Trong công nghiệp:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được khí than ướt

2. Cacbon dioxit

a) Tính chất vật lí

– CO2 là chất khí, không màu nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

– Làm lạnh đột ngột ở -76oC, khí CO2 hóa thành khối rắn gọi là “nước đá khô”.

– Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa.

b) Tính chất hóa học

– Tính chất của oxit axit:

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit yếu.

CO2 + H2O ↔ H2CO3

+ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối.

CO2 + NaOH → NaHCO3

– Tính OXH (Khi tác dụng với chất có tính khử mạnh)

2Mg + CO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2MgO + C

3. Muối cacbonat

a) Tính tan

– Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat đều tan tốt trong nước

– Muối cacbonat của các kim loại còn lại không tan, muối hidrocacbonat kếm bền nên dễ bị nhiệt phân

b) Tính chất hóa học

– Tác dụng với axit:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

– Tác dụng với dung dịch bazo:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

– Phản ứng nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

CaCO3 → CaO + CO2


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 75 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 75 hóa 11

Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO? Viết các phương trình hóa học?

Bài giải:

– Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước vôi trong dư, khí cacbonic sẽ bị giữ lại.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

– Còn lại hơi nước và CO ta dẫn qua bình H2SO4 đặc thì hơi nước bị giữ lại, ta thu được khí CO.


2. Giải bài 2 trang 75 hóa 11

Có ba chất gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

– Cách 1:

Dẫn 3 khí qua dung dịch nước Br2. Khí nào làm mất màu dd nước Br2 là SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

2 khí còn lại không làm mất màu là HCl và CO. Cho quỳ tím ẩm vào 2 khí này, khí nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl, còn lại không có hiện tượng gì là CO.

– Cách 2:

+ Để cánh hoa hồng lên miệng từng ống nghiệm, ống nào làm nhạt cánh hoa hồng là SO2.

+ Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch AgNO3 nếu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng là khí HCl, nếu không thấy xuất hiện hiện tượng gì là CO.

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3


3. Giải bài 3 trang 75 hóa 11

Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO và O2?

A. Phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích.

D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.

Bài giải:

Ta có phương trình hóa học:

2CO + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2

Do đó:

A. Sai vì đây là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Đúng.

C. Đúng vì theo chiều thuận: cứ 2 mol CO kết hợp với 1 mol O2 sinh ra 2 mol CO2 ⇒ giảm 1 mol khí ⇒ giảm thể tích.

D. Đúng vì ban đầu để phản ứng xảy ra phải cần đun nóng.

⇒ Đáp án: A.


4. Giải bài 4 trang 75 hóa 11

a) Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4   B. 5   C. 6   D. 7

b) Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa caxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4   B. 5   C. 6   D. 7

Bài giải:

a) Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện.

Phương trình hóa học:

\(Ca(HCO_3)_2 \xrightarrow[]{t^0} CaCO_3 \downarrow + CO_2 \uparrow + H_2O\)

Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

$ 1+1+1+1 = 4$

⇒ Đáp án: A.

b) Khi cho dư khí \(CO_2\) vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan.

Phương trình hóa học:

\(CO_2 + CaCO_3 + H_2O \rightarrow Ca(HCO_3)_2\)

Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

$ 1+1+1+1 = 4$

⇒ Đáp án: A.


5. Giải bài 5 trang 75 hóa 11

Cho 224,0 ml CO2 (dktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.

Bài giải:

Ta có:

\(n_{CO_{2}}  = \frac{0,224}{22,4}  = 0,01 (mol) \)

$n_{KOH} = 0,1 . 0,2 = 0,02 (mol)$

⇒ \(\frac{n_{KOH}}{n_{CO_{2}}}\) = \(\frac{0,02}{0,01}\) = 2 ⇒ chỉ tạo muối K2CO3

Phương trình hóa học:

\(CO_2 + 2KOH \rightarrow K_2CO_3 + H_2O\)

0,02 → 0,01→ 0,01 (mol)

Trong dung dịch sau phản ứng chỉ có K2CO3:

\(m_{K_{2}CO_{3}} = 0,01. 138 = 1,38 (g)\)


6. Giải bài 6 trang 75 hóa 11

Nung 52,65 g CaCO3 ở 1000C và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500,0 ml dung dịch NaOH 1,800M. Hỏi thu được những muối nào? Muối khối lượng là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

CaCO3 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) CaO+CO2

\(n_{CO_{2}}\) = \(n_{CaCO_{3}}\) = 52,65/100 = 0,5265 (mol)

Vì phản ứng trên có h = 95 % nên \(n_{CO_{2}}\) thực tế thu được:

\(n_{CO_{2}}\) = 0,5265 * 95/100 = 0,5 mol

Ta có nNaOH = 0,5 x 1,8 = 0,9(mol)

Tỉ lệ số mol giữa NaOH và CO2 : 1 < \(\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_{2}}}\) = \(\frac{0,9}{0,5}\) < 2

Do đó, phản ứng tạo thành hỗn hợp hai muối: NaHCO3 và Na2CO3

NaOH + CO2 → NaHCO3

x → x (mol)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2y → y (mol)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{gathered}
\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,5} \hfill \\
\sum {{n_{NaOH}} = x + 2y = 0,9} \hfill \\
\end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}
x = 0,1 \hfill \\
y = 0,4 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

Khối lượng NaHCO3 $= 0,1. 84 =8,4 (g)$

Khối lượng của Na2CO3 $= 0,4.106 = 42,4(g)$


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 75 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com