Giải bài 1 2 3 4 5 trang 103 sgk Hóa Học 12

Hướng dẫn giải Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại sgk Hóa Học 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 103 sgk Hóa Học 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


I – KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Điều chế kim loại

– Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

– Các phương pháp: Nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân.

2. Sự ăn mòn kim loại

– Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.

– Có hai dạng ăn mòn kim loại:

+ Ăn mòn hoá học: là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

+ Ăn mòn điện hoá: là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

– Có hai cách thường dùng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là: phương pháp bảo vệ bề mặt và phương pháp điện hoá học.


II – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 103 sgk Hóa Học 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 103 hóa 12

Bằng phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hoá học.

Bài giải:

– Từ dung dịch $AgNO_3$ có $3$ cách để điều chế $Ag$:

+ Phương pháp thủy luyện: dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion $Ag^+$.

$Cu + 2 AgNO_3 → Cu(NO_3)_2 + 2Ag↓$

+ Phương pháp điện phân dung dịch $AgNO_3$:

$4AgNO_3 + 2H_2O \xrightarrow[]{đp} 4Ag↓ + O_2↑ + 4HNO_3$

+ Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân $AgNO_3$:

$2AgNO_3 \xrightarrow[]{t^{0}} 2Ag↓ + 2NO_2↑ + O2↑$

– Từ dung dịch $MgCl_2$ điều chế $Mg$: chỉ có một cách là cô cạn dung dịch để lấy $MgCl_2$ khan rồi điện phân nóng chảy:

$MgCl_2 \xrightarrow[]{đpnc} Mg + Cl_2↑$


2. Giải bài 2 trang 103 hóa 12

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b) Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

\(\mathop {Cu\,}\limits^0 \, + \mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3}\xrightarrow{{}}\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + \mathop {Ag}\limits^0 \downarrow \)

$Cu$ đóng vai trò là chất khử (vì số oxi hóa tăng sau phản ứng).

$AgNO_3$ đóng vai trò là chất oxi hóa (vì số oxi hóa giảm sau phản ứng).

b) Xác định khối lượng của vật sau phản ứng

Ta có: \( m_{AgNO_{3}} = \dfrac{250.4}{100} = 10 (gam)\)

\(⇒ {n_{AgN{O_3}}} = \dfrac{{10}}{{170}} = \dfrac{1}{{17}}\,\,(mol)\)

Vì khối lượng $AgNO_3$ trong dung dịch giảm $17\%$ nên lượng $AgNO_3$ phản ứng bằng $17\%$ lượng $AgNO_3$ ban đầu.

\( \to {n_{AgN{O_3}(pư)}} = \dfrac{1}{{17}}.\dfrac{{17}}{{100}} = 0,01\,\,(mol)\)

Phương trình phản ứng:

$Cu + 2AgNO_3 → Cu(NO_3)_2 + 2Ag↓$

$0,005 \,  \, 0,01 →    0,01 (mol)$

Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:

$m_{sau} = m_{Cu dư} + m_{Ag}$

$= (10 – 64.0,005) + 108.0,01 = 10,76 (gam)$


3. Giải bài 3 trang 103 hóa 12

Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Bài giải:

Gọi công thức tổng quát của oxit kim loại là $M_xO_y$

Phương trình hóa học:

$M_xO_y + yH_2 → xM + yH_2O$

Theo đề bài ta có:

\( n_{H_{2}} = \dfrac{8,96}{22,4} = 0,4 (mol)\)

Theo phương trình hóa học ta có:

\(\begin{gathered}
{n_{{M_x}{O_y}}} = \dfrac{1}{y}nH_{2}= \dfrac{{0,4}}{y}(mol) \hfill \\
⇒ {M_{{M_x}{O_y}}} = \dfrac{{{m_{oxit}}}}{{{n_{oxit}}}} = \dfrac{{23,2}}{{\dfrac{{0,4}}{y}}} = 58y \hfill \\
⇒ Mx + 16y = 58y \hfill \\
⇒ Mx = 42y \hfill \\
\end{gathered} \)

$⇒ M = 56 ; x = 3$ và $y = 4$ (thoản mãn)

Vậy kim loại cần tìm là $Fe$

⇒ Đáp án: C.


4. Giải bài 4 trang 103 hóa 12

Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500 ml dung dịch HCl 1M, khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). Kim loại M là

A. Mg.

B. Ca.

C. Fe.

D. Ba.

Bài giải:

Gọi hoá trị của kim loại $M$ là $n$:

Phương trình hóa học:

$2M + 2nHCl → 2MCl_n + nH_2↑$

Theo đề bài ta có:

\( n_{H_{2}} = \dfrac{5,376}{22,4} = 0,24 (mol)\)

Ta thấy $n_{HCl} = 0,5 > 2n_{H_2} = 0,48$

⇒ $HCl$ dư, kim loại phản ứng hết.

Theo phương trình hóa học ta suy ra:

⇒ \(n_M = \dfrac{0,24.2}{n} = \dfrac{0,48}{n} (mol)\)

Ta lại có:

\( \dfrac{0,48}{n}.M = 96 ⇒ M = \dfrac{9,6n}{0,48}\)

Ta biện luận:

$n = 1 ⇒ M = 20 (loại)$

$n = 2 ⇒ M = 40 (Ca)$

$n = 3 ⇒ M = 60 (loại)$

⇒ Đáp án: B.


5. Giải bài 5 trang 103 hóa 12

Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là:

A. NaCl.

B. KCl.

C. BaCl2..

D. CaCl2.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

$2MCl_n \xrightarrow[]{đpnc} 2M + nCl_2↑$

Theo đề bài ta có:

\( n_{Cl_{2}} = \dfrac{3,36}{22,4} = 0,15 (mol)\)

$⇒ n_M = \dfrac{0,15.2}{n} = \dfrac{0,3}{n} (mol)$

Ta có: \( \dfrac{0,3}{n}.M = 6\); Chỉ có $n = 2$ và $M = 40$ là phù hợp.

Vậy muối đó là $CaCl_2$.

⇒ Đáp án: D.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 103 sgk Hóa Học 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com