Giải bài 1 2 3 4 5 trang 132 sgk Hóa Học 10

Hướng dẫn giải Bài 30. Lưu huỳnh sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 132 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử

Vị trí của nguyên tố S: Z = 16; Chu kì 3; Nhóm VI A.

Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4

II – Tính chất vật lí

1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh

– Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).

– Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng có tính chất hóa học giống nhau.

– Chúng biến đổi qua lại với nhau theo nhiệt độ.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh

– to < 113oC, Sα và Sβ là chất rắng, màu vàng. Phân tử gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau thành mạch vòng.

– to = 119oC, S nóng chảy thành chất lòng màu vàng, linh động. S8 mạch vòng.

– to = 187oC, S lỏng → quánh nhớt màu nâu đỏ.

– to = 445oC, S sôi → Sn bị đứt gãy thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi.

Ở 1700oC hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.

III – Tính chất hóa học của lưu huỳnh

1. Tác dụng với kim loại và hidro

Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.

– Tác dụng với hiđro:

H2 + S → H2S (350oC)

– Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).

\(Fe + S \xrightarrow{t{}^{o}} FeS\)

\(Zn + S \xrightarrow{t{}^{o}} ZnS\)

\(Hg + S → HgS\)

(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

– Muối sunfua được chia thành 3 loại:

+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, …

+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, …

2. Tác dụng với phi kim và hợp chất

S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.

– Tác dụng với oxi:

\(S + O_2 \xrightarrow{t{}^{o}} SO_2\)

\(S + 3F_2 \xrightarrow{t{}^{o}} SF_6\)

– Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

\(S + 2H_2SO_4 đặc \xrightarrow{t{}^{o}} 3SO_2 + H_2O\)

\(S + 4HNO_3 đặc \xrightarrow{t{}^{o}} S_2 + 4NO_2 + 2H_2O\)

IV – Ứng dụng

S là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.

– Điều chế H2SO4.

– Dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm, …

V – Sản xuất

1. Khai thác lưu huỳnh

Sử dụng phương pháp Frasch để khai thác S tự do trong lòng đất.

2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất

– Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí.

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

– Dùng H2S để khử SO2.

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

Phương pháp này giúp thu hồi trên 90% lượng S có trong các khí thải độc hại SO2 và H2S.


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 132 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 132 hóa 10

Lưu huỳnh tác dụng với axit sulfuric đặc nóng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Bài giải:

S là chất khử ⇒ Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1.

H2SO4 là chất oxi hóa ⇒ Số nguyên tử S bị khử là 2.

Vậy số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là 2:1.

⇒ Đáp án: D.


2. Giải bài 2 trang 132 hóa 10

Đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

A. Cl2, O3, S.

B. S, Cl2, Br2.

C. Na, F2, S.

D. Br2, O2, Ca.

Bài giải:

A. \(O_3\) chỉ có tính oxi hóa \( \to\) loại

C. Na chỉ có tính khử, \(F_2\) chỉ có tính oxi hóa \( \to\) loại

D. \(O_2\) chỉ có tính oxi hóa, Ca chỉ có tính khử \( \to\) loại

⇒ Đáp án: B.


3. Giải bài 3 trang 132 hóa 10

Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (\(S_{\beta }\)) dài ngày ở nhiệt độ phòng ?

Bài giải:

Do lưu huỳnh tà phương (Sα) bền ở nhiệt độ dưới 95,5 \(^oC\) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ) nên ở nhiệt độ phòng ta có chuyển hóa sau: \({S_\beta } \to {S_\alpha }\)

Như vậy, khi để lưu huỳnh đơn tà (Sβ) dài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

– Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

– Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.


4. Giải bài 4 trang 132 hóa 10

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650 g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ?

Bài giải:

Ta có :

nZn = \(\dfrac{0,65}{65}=0,01\) mol,

nS = \(\dfrac{0,224}{32}=0,007\) mol.

\( \to\) S phản ứng hết, Zn dư.

Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + S → ZnS

BĐ: 0,01       0,007 (mol)

Pư: 0,007 ← 0,007 →0,007 (mol)

Sau: 0,003     0,007 (mol)

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn(dư) = 0,003.65 = 0,195 g

mZnS = 0,007.97 = 0,679g.


5. Giải bài 5 trang 132 hóa 10

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo lượng chất và khối lượng chất.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng.

Fe + S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) FeS

x mol     x mol

2Al + 3S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Al2S3.

y mol    1,5y mol

b) Ta có \(n_{S}=\dfrac{1,28}{32}=0,04\) (mol).

Gọi số mol Fe và Al lần lượt là x và y

Theo phương trình (1):

\({n_{S(1)}} = {n_{F{\rm{e}}}} = x\,\,mol\)

Theo phương trình (2):

\({n_{S(2)}} = \dfrac{3}{2}{n_{Al}} = \dfrac{3}{2}y\,\,mol\)

\( \to {n_S} = x + \dfrac{3}{2}y = 0,04(*)\)

Mà mhỗn hợp = mFe + mAl = 56x + 27y = 1,1 (**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình :

\(\begin{gathered}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{56x + 27y = 1,1}&{} \\
{x + 1,5y = 0,04}&{}
\end{array} \to \left\{ \begin{gathered}
x = 0,01 \hfill \\
y = 0,02 \hfill \\
\end{gathered} \right.} \right. \hfill \\
\to \left\{ \begin{gathered}
m_{Fe} = 0,01.56 = 0,56(g) \hfill \\
m_{Al} = 0,02.27 = 0,54(g) \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \)

– Theo khối lượng chất:

\(\left\{ \begin{gathered}
\% {m_{Fe}} = \frac{{0,56}}{{1,1}}.100\% = 50,9\% \hfill \\
\% {m_{Al}} = 100\% – 50,9\% = 49,1\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

– Theo lượng chất :

\(\left\{ \begin{gathered}
\% {n_{Fe}} = \frac{{0,01}}{{0,01 + 0,02}}.100\% = 33,33\% \hfill \\
\% {n_{Al}} = \frac{{0,02}}{{0,01 + 0,02}}.100\% = 66,67\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 132 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com