Giải bài 1 2 3 4 5 trang 163 sgk Hóa Học 12

Hướng dẫn giải Bài 36. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc sgk Hóa Học 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 163 sgk Hóa Học 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Niken

– Thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 28.

– Cấu hình electron nguyên tử: [Ar]3d84s2.

– Thường có số oxi hóa +2 trong các hợp chất.

– Tính chất vật lí: là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn, nóng chảy ở 1455 độ C

– Tính chất hóa học: Có tính khử yếu: tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao; tác dụng với dung dịch axit; tác dụng với dung dịch muối; bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường.

– Niken: hơn 80% lượng Ni sản xuất được dùng trong ngành luyện kim; ngoài ra Ni còn được dùng: mạ lên sắt để làm đẹp, chống gỉ và còn được dùng làm chất xúc tác.

2. Kẽm

– Thuộc nhóm IIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 30.

– Cấu hình electron nguyên tử : [Ar]3d104s2.

– Thường có số oxi hóa +2 trong các hợp chất.

– Tính chất vật lí: là kim loại màu lam nhạt, trong không khí ẩm bị phủ một lớp oxit mỏng nên có màu xám nhạt; có khối lượng riêng lớn; khá giòn nên không kéo dài được, nhưng ở 100- 150oC lại dẻo và dai còn trên 200oC lại giòn và có thể tán thành bột.

Lưu ý: kẽm ở trạng thái rắn và hợp chất của kẽm không độc, riêng hơi ZnO thì rất độc

– Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh hơn sắt : tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao ; tác dụng với dung dịch muối và axit ; bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường.

– Kẽm được mạ lên tôn để chống gỉ và còn được dùng làm pin khô; ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,…

3. Chì

– Thuộc nhóm IVA, chu kì 6, số hiệu nguyên tử là 82.

– Cấu hình electron nguyên tử : [Xe]4f145d106s26p2.

– Thường có số oxi hóa là +2, +4 nhưng số oxi hóa +2 phổ biến và bền hơn.

– Tính chất vật lí:

+ Là kim loại có màu trắng hơi xanh, khối lượng riêng lớn, mềm và dễ dát thành lá mỏng.

+ Chì và hợp chất của chì đều rất độc. Khi vào cơ thể có thể gây ra bệnh làm xám men răng và rối loạn thần kinh

– Tính chất hóa học: Có tính khử yếu: tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao, không tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng do PbCl2 và PbSO4 kết tủa ; tan được trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng do tạo được muối tan Pb(HSO4)2 ; tác dụng với dung dịch muối ; bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường ; tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.

– Được dùng để chế tạo bản cực acquy, vỏ dây cáp, đầu đạn và chế tạo thiết bị chống tia phóng xạ.

4. Thiếc

– Thiếc thuộc nhóm IVA, chu kì 5, số hiệu nguyên tử là 50.

– Cấu hình electron nguyên tử : [Kr]4d105s25p2.

– Có số oxi hóa +2 và +4 trong các hợp chất.

– Tính chất vật lí:

+ màu trắng bạc, khối lượng riêng lớn, mềm dễ dát mỏng

+ Tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám, biến đổi lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ

– Tính chất hóa học: Có tính khử yếu hơn Ni: tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao ; tác dụng chậm với dung dịch axit (HNO3 loãng : Sn → Sn2+ ; H2SO4, HNO3 đặc : Sn → Sn4+ ); tác dụng với dung dịch muối; bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường ; bị hòa tan trong dung dịch kiềm đặc.

– Ứng dụng:

+ Sn được mạ lên sắt để chống gỉ ( sắt tây) dùng trong công nghiệp thực phẩm.

+ Lá thiếc mỏng dùng trong tụ điện; hợp kim thiếc chì dùng để hàn.

+ SnO2 được dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và làm thủy tinh mờ.


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 163 sgk Hóa Học 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 163 hóa 12

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn;

B. Pb, Sn, Ni, Zn;

C. Ni, Sn, Zn, Pb;

D. Ni, Zn, Pb, Sn .

Bài giải:

Dựa vào dãy điện hóa để xác định tứ tự tăng dần tính khử, tính oxi hóa.

→ Kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần: Bb, Sn, Ni, Zn.

⇒ Đáp án: B.


2. Giải bài 2 trang 163 hóa 12

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?

A. Zn;    B. Ni;   C. Sn;    D. Cr.

Bài giải:

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Sn.

⇒ Đáp án: C.


3. Giải bài 3 trang 163 hóa 12

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO­4 2M. Khối lượng muối thu được là :

A.60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Bài giải:

♦ Cách 1:

Gọi công thức chung của tất cả các oxit là $M_2O_x$

Phương trình hóa học:

$M_2O_x + xH_2SO_4 → M_2(SO_4)_x + xH_2O$

Từ phương trình hóa học ta suy ra:

⇒ $n_{O \,(trong \,oxit)} = n_{H_2SO_4} = 0,6 (mol)$

$⇒ m_{KL} = m_{hh} – m_O = 32 – 0,6.16 = 22,4 (g)$

$m_{muối} = m_{KL} + m_{SO_4}^{2-}$

$= 22,4 + 0,6.96 =80 (g)$

♦ Cách 2:

Các phương trình hóa học:

\(MgO + {H_2}S{O_4} \to Mg{\rm{S}}{O_4} + {H_2}O\)

\(F{e_2}{O_3} + 3{H_2}S{O_4} \to F{{\rm{e}}_2}{(S{O_4})_3} + 3{H_2}O\)

\(CuO + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + {H_2}O\)

Nhận xét: 1 mol oxit phản ứng tạo thành 1 mol muối

⇒ Khối lượng tăng $= 96 – 16 = 80 gam$

$⇒ m_{muối} = 32 + 80.0,6 = 80 (gam)$

⇒ Đáp án: B.


4. Giải bài 4 trang 163 hóa 12

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. ZnO;

B. Zn(OH)2 ;

C. ZnSO4;

D. Zn(HCO3)2.

Bài giải:

Hợp chất lưỡng tính ngoài hidroxit, oxit của Al, Zn, Sn, Cr (III) ra còn có các muối của axit yếu (HCO3) ⇒ Loại A, B, D.

⇒ Hợp chất không có tính lưỡng tính là ZnSO4.

⇒ Đáp án: C.


5. Giải bài 5 trang 163 hóa 12

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây ?

A. MgSO4.

B. CaSO4.

C. MnSO4.

D. ZnSO4.

Bài giải:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa ⇒ Kết tủa này là hidroxit. Kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ Kết tủa này là hidroxit lưỡng tính ⇒ (Loại A, B, C).

Kết tủa tan được trong dung dịch NaOH dư thì chỉ có thể là muối của ZnSO4.

Các phương trình phản ứng:

$ZnSO_4 + 2NaOH → Zn(OH)_2↓ + Na_2SO_4$

$Zn(OH)_2 + 2NaOH dư → Na_2ZnO_2 + 2H_2O$

⇒ Đáp án: D.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 163 sgk Hóa Học 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com