Giải bài 1 2 3 4 5 trang 167 & bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9

Hướng dẫn giải Bài 56: Ôn tập cuối năm, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 167 & bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.


Lý thuyết

I. Phần I – Hóa vô cơ

1. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Bài 56: Ôn tập cuối năm

2. Phản ứng hóa học thể hiện mối quan hệ

a) Kim loại \( \rightleftharpoons\) Muối

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Phi kim \( \rightleftharpoons\) Muối

Na + Cl2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) NaCl

2NaCl → 2Na + Cl2

c) Kim loại \(\rightleftharpoons\) Oxit bazơ

2Cu + O2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 2CuO

CuO + H2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) Cu + H2O

d) Phi kim \(\rightleftharpoons\) Axit

H2 + Cl2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 2HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

e) Oxit bazơ \(\rightleftharpoons\) Muối

CaO + CO2 → CaCO3

CaCO3 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) CaO + CO2

g) Oxit axit \(\rightleftharpoons\) Muối

SO2 + CaO → CaSO3

CaSO3 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) CaO + SO2

II. Phần II – Hóa hữu cơ

1. Công thức cấu tạo

Metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.

2. Các phản ứng quan trọng

a) Phản ứng cháy của các hiđrocacbon, rượu etylic.

b) Phản ứng thế của metan, benzen với clo, brom.

c) Phản ứng cộng của etilen và axetilen, phản ứng trùng hợp của etilen.

d) Phản ứng của rượu etylic và axit axetic, với natri.

e) Phản ứng của axit axetic với kim loại, bazơ, oxit bazơ, oxit bazơ, muối.

f) Phản ứng thủy phân của chất béo, gluxit, protein.

3. Các ứng dụng

a) Ứng dụng của hiđrocacbon

b) Ứng dụng của chất béo, gluxit, protein.

c) Ứng dụng của polime.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 167 & bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 167 & bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 2 3 4 5 trang 167 sgk Hóa học 9

Giải bài 1 trang 167 sgk Hóa học 9

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch \(H_2SO_4\) và dung dịch \(CuSO_4\).

b) Dung dịch HCl và dung dịch \(FeCl_2\).

c) Bột đá vôi \(CaCO_3\) và Na2CO Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).

Trả lời:

Có thể nhận biết như sau:

a) Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch trên: Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4 , dd còn lại không làm quỳ tím chuyển màu là Na2SO4

Cách 2: Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch Na2SO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4 còn ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na2SO4

\(Fe + H_2SO_4 → FeSO_4 + H_2\)

b) Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là \(HCl\), dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là \(FeCl_2\)

Cách 2: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch \(HCl\), còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch \(FeCl_2\).

\(Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\)

\(Zn + FeCl_2 → ZnCl_2 + Fe\)

Cách 3: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là \(FeCl_2\) còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là \(HCl\).

\(FeCl_2 + 2NaOH → Fe(OH)_2 + 2NaCl\)

\(HCl + NaOH → NaCl + H_2O\).

c) Lấy một ít \(Na_2CO_3\) và \(CaCO_3\) (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch \(H_2SO_4\) loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(Na_2CO_3\), chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(CaCO_3\), vì \(CaSO_4\) (ít tan) sinh ra phủ lên \(CaCO_3\) làm cho \(CaCO_3\) không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí \(CO_2\), người ta cho \(CaCO_3\) tác dụng với dung dịch HCl.

\(Na_2CO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O\)

\(CaCO_3 + H_2SO_4 → CaSO_4 + CO_2 + H_2O\)


Giải bài 2 trang 167 sgk Hóa học 9

Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng?

Bài giải:

Dãy chuyển hóa:

\(Fe \xrightarrow[ \ ]{ \ + Cl _{2} \ } FeCl_{3} \xrightarrow[ \ ]{ \ + NaOH \ } Fe(OH)_{3} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0 } Fe_{2}O_{3} \xrightarrow[ \ ]{ \ + H_{2}(CO) \ } Fe\) \(\xrightarrow[ \ ]{ \ + HCl \ } FeCl_{2}\)

Các phương trình hóa học như sau:

(1) \(2Fe + 3C{l_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2FeC{l_3}\)

(2) \(FeC{l_3} + 3NaOH \to Fe{(OH)_3} \downarrow + 3NaCl\) (Nâu đỏ)

(3) \(2Fe{(OH)_3}\overset{t^{0}}{\rightarrow}F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

(4) \(F{e_2}{O_3} + 3{H_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Fe + 3{H_2}O\)

(4) \(F{e_2}{O_3} + 3CO\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Fe + 3C{O_2}\)

(5) \(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow\)


Giải bài 3 trang 167 sgk Hóa học 9

Có muối ăn và các chất cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình hóa học?

Trả lời:

Có thể điều chế khí clo bằng hai cách:

Cách 1: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn:

\(2NaCl + 2H_{2}O \xrightarrow[ \ ]{Điện\, phân\, dd\, có\, màng\, ngăn} 2NaOH + Cl_{2} \uparrow + H_{2} \uparrow\)

Điều kiện có màng ngăn là rất quan trọng vì nếu không có màng ngăn, khí Clo sẽ phản ứng với NaOH, khi đó sẽ không thu được cả khí Clo và dung dịch bazơ NaOH.

Cách 2: Điều chế theo sơ đồ chuyển hóa sau:

\(\\ NaCl \xrightarrow[ \ ]{ \ + H_{2}SO_{4}, \ t^0 \ } HCl \xrightarrow[ \ ]{ \ + MnO_{2} \ } Cl_{2} \\ \\ 2NaCl + H_{2}SO_{4} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0 } Na_{2}SO_{4} + 2HCl \\ \\ 4HCl _{dac} + MnO_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0 } MnCl_{2} + Cl_{2} \uparrow + 2H_{2}O\)


Giải bài 4 trang 167 sgk Hóa học 9

Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2.

Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có?

Trả lời:

Cho quỳ tím ẩm lần lượt vào các khí trên:

– Khi nào làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu là khí Clo.

Cl2 + H2O \( \rightleftharpoons\) HCl + HClO

HClO (có tính oxi hóa mạnh nên làm quỳ tím mất màu)

– Khí nào làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là khí CO2.

CO2 + H2O \( \rightleftharpoons\) H2CO3

H2CO3 ( làm quỳ chuyển sang màu đỏ)

– Hai khí còn lại đem đốt chát, làm lạnh sản phẩm, nếu thấy có nước ngưng tụ thì khí đó là H2, khí còn lại là CO. Hoặc cho sản phẩm qua nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong suy ra chất ban đầu là khí CO. Khí không có phản ứng là hơi nước, suy ra khí ban đầu là H2.


Giải bài 5 trang 167 sgk Hóa học 9

Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Al2O3 tác dụng với dung dịch \(CuSO_4\) dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học.

\(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\) (1)

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O (2)

b) Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.

\({n_{Cu}} = {{3,2} \over {64}} = 0,05{\rm{ }}mol\).

⇒ \(n_{Cu} = n_{Fe} = 0,05 mol\).

⇒ \(m_{Fe} = 0,05.56 = 2,8 gam \).

Thành phần phần trăm các chất:

\(\% Fe = {{2,8} \over {4,8}}.100\% = 58,33\% \)

\(\% F{e_2}{O_3} = 100\% – 58,33\% = 41,67\% \)


2. Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9

Giải bài 1 trang 168 sgk Hóa học 9

Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?

a) Metan, etilen, axetilen, bezen.

b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein.

c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.

d) Etyl axetat, chất béo.

Trả lời:

Những chất có điểm chung sau:

a) Đều là Hiđrocacbon.

b) Đều là dẫn xuất của Hiđrocacbon.

c) Đều là hợp chất cao phân tử.

d) Đều là este.


Giải bài 2 trang 168 sgk Hóa học 9

Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.

b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Trả lời:

Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:

a) Đều được sử dụng làm nhiên liệu.

b) Đều là hợp chất gluxit.


Giải bài 3 trang 168 sgk Hóa học 9

Hoàn thành sơ đồ phản ứng:

Tinh bột \(\xrightarrow{{(1)}}\) Glucozơ \(\xrightarrow{{(2)}}\) Rượu etylic \(\xrightarrow{{(3)}}\) Axit axetic \(\xrightarrow{{(4)}}\) Etyl axetat \(\xrightarrow{{(5)}}\) Rượu etylic

Bài giải:

Các phương trình hóa học như sau:

(1) (C6H10O5)n + nH2O \(\xrightarrow[+Axit]{H_{2}O}\) nC6H12O6

(2) C6H12O6 \(\xrightarrow[30-35^{0}]{Men\, rượu}\) 2C2H5OH + 2CO2\(\uparrow\)

(3) 2C2H5OH + O2 \(\overset{Men\, giấm}{\rightarrow}\) 2CH3COOH + 2H2O

(4) CH3COOH + C2H5OH \(\overset{H_{2}SO_{4} đặc}{\rightarrow}\) CH3COOC2H5 + H2O

(5) CH3COOC2H5 + NaOH → C2H5OH + CH3COONa


Giải bài 4 trang 168 sgk Hóa học 9

Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Trả lời:

a) sai vì metan không làm mất màu dung dịch brom.

b) sai vì benzen không làm mất màu dung dịch brom.

c) sai vì etilen làm mất màu dung dịch brom.

d) sai vì etilen và axetilen làm mất màu dung dịch brom.

e) đúng

⇒ Đáp án: e).


Giải bài 5 trang 168 sgk Hóa học 9

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:

a) \(CH_4, C_2H_4, CO_2\).

b) \(C_2H_5OH, CH_3COOC_2H_5, CH_3COOH\).

c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.

Bài giải:

a) Cho các khí qua dung dịch \(Ca(OH)_2\) dư, khí nào cho kết tủa là khí \(CO_2\).

\(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3 + H_2O\)

Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là \(CH_4\) , khí làm nhạt màu dung dịch brom là \(C_2H_4\).

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

b) Cho quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm, ống nghiệm nào quỳ tím đổi sang màu đỏ là đựng axit \(CH_3COOH\).

Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là \(CH_3COOC_2H_5\).

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.

Cho \(Ag_2O\) trong dung dịch \(NH_3\) vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.

C6H12O6 (dd) + Ag2O \(\overset{dd NH_{3}}{\rightarrow}\) 2Ag + C6H12O7


Giải bài 6 trang 168 sgk Hóa học 9

Đốt cháy 4,5g chất hữu cơ A thu được 6,6g khí \(CO_2\) và 2,7g \(H_2O\). Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết khối lượng mol của hợp chất là 60g.

Bài giải:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ cho \(CO_2\) và \(H_2O\), hợp chất hữu cơ này chắc chắn có hai nguyên tố C và H, có thể có nguyên tố O.

\(\begin{gathered}
{n_{C{O_2}}} = \frac{{6,6}}{{44}} = 0,15 = > {n_C} = 0,15\,(mol) = > {m_C} = 0,15.12 = 1,8\,(g) \hfill \\
{n_{{H_2}O}} = \frac{{2,7}}{{18}} = 0,15 = > {n_H} = 0,3(mol) = > {m_H} = 0,3(g) \hfill \\
\end{gathered} \)

\(m_O = 4,5 – 1,8 – 0,3= 2,4g.\)

Hợp chất hữu cơ có nguyên tố O.

Đặt công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là \(C_xH_yO_z\).

Ta có tỉ lệ:

\(x{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}:{\rm{ }}z = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{1,8}}{{12}}:\frac{{0,3}}{1}:\frac{{2,4}}{{16}}\)

\(= 0,15:0,3:0,15 = 1:2:1\)

Công thức đơn giản nhất của A là (CH2O)n

Ta có: khối lượng mol của hợp chất là 60g ⇒ MA = 60

Từ công thức: (CH2O)n ⇒ 30n = 60 ⇒ n = 2

Vậy công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là C2H4O2.


Giải bài 7 trang 168 sgk Hóa học 9

Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.

Bài giải:

Chất X là protein

Vì thành phần phân tử của tinh bột, benzen, chất béo và cao su chỉ gồm các nguyên tố C, H và O (có thể có O) nên khi đốt cháy sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O.

Còn thành phần phân tử của protein ngoài C, H, O còn có N nên khi đốt cháy protein ngoài sản phẩm là CO2 , H2O còn thu được N2.


Bài trước:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 167 & bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 168 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com