Giải bài 1 2 3 4 5 trang 26 sgk Sinh Học 12

Hướng dẫn giải Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sgk Sinh Học 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 26 sgk Sinh Học 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi quan sát, thảo luận, chuyên đề sinh học và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền cấp độ tế bào:

– NST ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, dạng vòng, không liên kết với prôtêin. Ở một số virut NST là ADN trần hoặc ARN.

– Ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc chủ yếu là ADN và prôtêin histon.

– Ở TB xôma NST tồn tại thành từng cặp tương đồng có 1 cặp NST giới tính.

– Bộ NST của mỗi loài SV đặc trưng về số lượng, hình thái cấu trúc.

Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào.

Cấu trúc siêu hiển vi:

Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 ¾ vòng ADN tương ứng với 146 cặp nucleotit

Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)

Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Cromatit (700nm) → NST (1400nm)

II – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

– Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

– Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST:

+ Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học)

+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy

+ Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.

– Đặc điểm của các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

Các dạng đột biến cấu trúc NST

– Ý nghĩa:

+Với tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới.

+ Với di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST → Lập bản đồ gen.

+ Với chọn giống: Ứng dụng tổ hợp các gen trên NST → tạo giống mới.

– Cơ chế chung của ĐBCTNST: Các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST→dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.


?

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, vấn đề mà khi đọc học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để hiểu rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 24 sinh 12

? Hãy nêu những biến đổi hình thái của NST qua các kỳ phân bào.

Trả lời:

Những biến đổi hình thái của NST qua các kì phân bào:

– Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, trong pha S sợi NST bắt đầu nhân đôi và có cấu trúc kép (gồm 2 crômatit).

– Kì đầu: các crômitit tiếp tục xoắn.

– Kì giữa: sự đóng xoắn đạt cực đại.

– Kì sau: các crômatit tách nhau ở tâm động à NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

– Kì cuối: các NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.


2. Trả lời câu hỏi trang 26 sinh 12

? Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST liệu có gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không?

Trả lời:

Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST gây nên những hậu quả khác nhau. Vì các gen nằm ở 1 vị trí xác định trên NST.

– Nếu đứt đoạn nhỏ mút NST không mang tâm động, đoạn này sẽ bị tiêu biến làm giảm sức sống của thể đột biến do mất gen quy định tính trạng

– Mất đoạn lớn làm mất cân bằng hệ gen cũng ảnh hưởng lớn tới kiểu hình và sức sống.

– Mất đoạn mang tâm động làm cho mất NST (Do thiếu tâm động thì đoạn NST còn lại sẽ bị tiêu biến)


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 26 sgk Sinh Học 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 26 sinh 12

Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.

Trả lời:

Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN:

– Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 3/4 vòng ADN tương ứng với 146 cặp nucleotit

– Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)

– Sợi cơ bản (11nm) ⟶ Sợi nhiễm sắc (30nm) ⟶ Cromatit (700nm) ⟶ NST (1400nm)


2. Giải bài 2 trang 26 sinh 12

Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?

Trả lời:

Mỗi tế bào đơn bội của người chứa khoảng 1 mét ADN ở trong nhân. Sở dĩ lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ là do ADN được xếp vào 23 cặp NST và được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hàng ngàn lần → xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ.

Ngoài ra việc cuộn xoắn ở các mức độ khác nhau giúp tế bào kiểm soát được sự nhân đôi, phiên mã của ADN, gen điều hòa các hoạt động sống của tế bào. Các vùng xoắn chặt làm bất hoạt các gen, các vùng lỏng lẻo tạo điều kiện cho các gen hoạt động → Điều hòa hoạt động của gen qua các mức độ cuộn xoắn.


3. Giải bài 3 trang 26 sinh 12

Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST ⟶ Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.


4. Giải bài 4 trang 26 sinh 12

Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?

Trả lời:

Bởi vì:

– Đột biến mất đoạn, lặp đoạn: làm mất cân bằng hệ gen của thể đột biến → gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chết.

– Chuyển đoạn, đảo đoạn làm ảnh hưởng tới sự kết cặp và phân ly của các NST trong phân bào, có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết → gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chết.

Nhìn chung các đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho thể đột biến.

Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.


5. Giải bài 5 trang 26 sinh 12

Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do

A. Đứt gãy NST.

B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.

C. Trao đổi chéo không đều.

D. Cả B và C.

Trả lời:

Cả B và C đều là nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST.

⇒ Đáp án: D.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 26 sgk Sinh Học 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn sinh học 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com