Giải bài 1 2 3 4 5 trang 70 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 15. Cacbon sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 70 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Vị trí

Trong bảng tuần hoàn cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2. Cấu hình electron : 1s22s22p2

2. Tính chất vật lí

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren, cacbon vô định hình. Các dạng này khác nhau về tính chất vật lí do khác nhau về cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết nên ứng dụng cũng khác nhau.

3. Tính chất hóa học

– Tính khử:

+ Tác dụng với oxi:

C + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2

+ Tác dụng với hợp chất:

C + 2H2SO4 (đặc) \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2 + 2SO2 + 2H2O

– Tính OXH:

+ Tác dụng với hidro:

C + 2H2 \(\xrightarrow{Ni,\,\,{{500}^{o}}C}\) CH4

+ Tác dụng với KL:

Ca + 2C \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CaC2

4Al + 3C \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Al4C3

4. Ứng dụng

– Kim cương được dùng để đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài,…

– Than chỉ được dùng làm các điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, bút chì đen,…

– Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim. Than gỗ dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo,…

– Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh được dùng làm mặt nạ phòng độc và công nghiệp hóa chất,…


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 70 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 70 hóa 11

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?

Bài giải:

Vì nguyên tử cacbon có 4e ở lớp ngoài cùng (2s22p2), độ âm điện trung bình nên rất khó cho hoặc nhận electron mà chủ yếu liên kết được tạo thành từ việc dùng chung các electron với nguyên tử của các nguyên tố khác.


2. Giải bài 2 trang 70 hóa 11

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. C + O2 → CO2

B. C + 2CuO → 2Cu + CO2

C. 3C + 4 Al → Al4C3

D. C + H2O → CO + H2

Bài giải:

Ta có:

A. C có số oxi hóa từ 0 lên +4 ⇒ C là chất khử.

B. C có số oxi hóa từ 0 lên +4 ⇒ C là chất khử.

C. C từ số oxi hóa 0 xuống -4 ⇒ C là chất oxi hóa.

D. C từ số oxi hóa 0 lên +2 ⇒ C là chất khử.

⇒ Đáp án: C.


3. Giải bài 3 trang 70 hóa 11

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. 2C + Ca → CaC2

B. C + 2H2 → CH4

C. C + CO2 → 2CO

D. 3C + 4Al → Al4C3

Bài giải:

Ta có:

A. C có số oxi hóa từ 0 giảm xuống -1 ⇒C là chất oxi hóa.

B. C có số oxi hóa từ 0 giảm xuống – 4 ⇒ C là chất oxi hóa.

C. C có số oxi hóa từ 0 tăng lên + 2 ⇒ C là chất khử.

D. C có số oxi hóa từ 0 xuống -4 ⇒ C là chất oxi hóa.

⇒ Đáp án: C.


4. Giải bài 4 trang 70 hóa 11

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:

a) H2SO4(đặc) + C \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2 + CO2 + ?

b) HNO3(đặc) + C \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NO2 + CO2 + ?

c) CaO + C \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaC2 + CO

d) SiO2+ C \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Si + CO

Bài giải:

Phương trình hóa học :

a) \(2H_2SO_4(đặc) + C \xrightarrow[]{t^0} 2SO_2 + CO_2\uparrow + 2H_2O\)

b) \(4HNO_3(đặc) + C \xrightarrow[]{t^0} 4NO_2 + CO_2 \uparrow + 2H_2O\)

c) \(CaO + 3C \xrightarrow[]{2000^0C} CaC_2 + CO\)

d) \(SiO_2 + 2C \xrightarrow[]{t^0} 2CO + Si\)

Chi tiết:


5. Giải bài 5 trang 70 hóa 11

Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.

Bài giải:

Phương trình phản ứng :

\(C + O_2 \xrightarrow[]{t^0} CO_2\)

Theo PTHH tỉ lệ $n_C : n_{CO_2} = 1,00mol  :1,00mol $

Theo đề bài ta có:

\(n_{CO_2} = \dfrac{1,06.10^{3}}{22,4} = 47,3 (mol)\)

Do đó phần trăm khối lượng của C trong mẫu than đá là:

\( \% m_ C = \dfrac{{47,3.12}}{{0,{{6.10}^3}}}.100\% = 94,6\% \)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 70 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com