Giải bài 1 2 3 4 trang 105 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 23. Phản ứng hữu cơ sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 105 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Phân loại

Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng người ta chia phản ứng hữu cơ thành các loại sau:

– Phản ứng thế: Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác.

– Phản ứng cộng: Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.

– Phản ứng tách: Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.

Ngoài ra, còn có phản ứng phân huỷ: phân tử bị phá hủy hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc phân tử nhỏ.

2. Đặc điểm các phản ứng hữu cơ

– Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

– Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp các sản phẩm khác nhau.


BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 105 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 105 hóa 11

Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.

Bài giải:

– Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác

Ví dụ: \(C{H_4} + C{l_2}\xrightarrow{{ánh\,sáng}}C{H_3}Cl + HCl\)

– Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới

Ví dụ: $C_2H_4 + Br_2 → C_2H_4Br_2$

– Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ

Ví dụ:

\({C_4}{H_{10}}\xrightarrow{{{t^0},xt}}\left[ \begin{gathered}
C{H_3} – CH = CH – C{H_3} + {H_2} \hfill \\
C{H_2} = C – C{H_2} – C{H_3} + {H_2} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)


2. Giải bài 2 trang 105 hóa 11

Cho phương trình hoá học của các phản ứng :

a) C2H6 + Br2 \( \xrightarrow[]{as}\) C2H5Br2 + HBr.

b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2

c) C2H5OH + HBr \( \xrightarrow[]{t^{0},xt}\) C2H5Br H2O.

d) C6H14 \( \xrightarrow[]{t^{0},xt}\) C3H6 + C3H8.

e) C6H12 + H2 \( \xrightarrow[]{t^{0},xt}\) C6H14

g) C6H14 \( \xrightarrow[]{t^{0},xt}\) C2H6 + C4H8

1 – Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g.

B. a, c.

C. d, e, g.

D. a, b, c, e, g.

2 – Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g.

B. a, c.

C. d, e, g.

D. b, e.

3 – Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g.

B. a, c.

C. d, e, g.

D. a, b, c, e, g.

Bài giải:

Chọn kết luận đúng : 1. ; 2.D ; 3. A.

1 – Thuộc loại phản ứng thế.

⇒ Đáp án: B. (a,c)

2 – Thuộc loại phản ứng cộng.

⇒ Đáp án: D. (b,e)

3 – Thuộc loại phản ứng tách.

⇒ Đáp án: A. (d,g)


3. Giải bài 3 trang 105 hóa 11

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Bài giải:

Phương trình hóa học:

(1) Phản ứng cộng:

\(CH \equiv CH + H_2 \xrightarrow[PbCO_3]{t^0} CH_2 = CH_2\)

(2) Phản ứng cộng:

\(CH_2 = CH_2 + H_2O \xrightarrow[]{H^+,t^0,xt} CH_3- CH_2 – OH\)

(3) Phản ứng thế:

\(CH_3-CH_2OH + HBr \xrightarrow{t^0} CH_3- CH_2Br + H_2O\)

(4) Phản ứng cộng:

$3CH ≡ CH \xrightarrow{C,600^0} C_6H_6$

(5) Phản ứng thế:

$C_6H_6 + Br_2 \xrightarrow{Fe,t^0} C_6H_5Br + HBr$


4. Giải bài 4 trang 105 hóa 11

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Bài giải:

A. Sai vì phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm.

B. Đúng.

C. Sai phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

D. Sai vì phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm.

⇒ Đáp án: B.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 105 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com