Giải bài 1 2 3 4 trang 133 sgk Hóa học 9

Hướng dẫn giải Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 133 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.


I – Kiến thức cần nhớ

Metan Etilen Axetilen Benzen
Công thức cấu tạo \(\begin{matrix} H \ \ \\ ^| \ \ \\ H-C-H \\ ^| \ \ \\ H \ \ \end{matrix}\) H2 C = CH2 HC \(\equiv \) CH Bài 42: Luyện tập chương 4 Hiđrocacbon và Nhiên liệu
Đặc điểm cấu tạo của phân tử Chỉ có liên kết đơn. Có một liên kết đôi, gồm 1 liên kết bền và 1 liên kết yếu Có một liên kết ba, gồm 1 liên kết bền và 2 liên kết yếu. Mạch vòng, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
Phản ứng đặc tr­ưng Phản ứng thế Phản ứng cộng. Phản ứng cộng 2 nấc Vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng
Ứng dụng chính Nhiên liệu Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, r­ượu etylic… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, axit axetic, đèn xì oxi – axetilen… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dung môi trong công nghiệp…

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 133 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


II – Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 trang 133 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 trang 133 sgk Hóa học 9

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8; C3H6; C3H4?

Bài giải:

Ta có:

\(C_{3}H_{8} : \ \ \begin{matrix} H \ \ \ \ H \ \ \ \ \ H \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ ^| \\ H – C – C – C – H \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ H \ \ \ \ \ H \end{matrix} \xrightarrow[ \ ]{ \ thu \ gon \ } CH_{3} – CH_{2} – CH_{3}\)

\(\\ C_{3}H_{6} : \ \ \ \begin{matrix} H \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \ \ \ \ \ \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \ \\ C=C-C-H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \ \\ H \ \ \ \ H \ \ \ \ H \ \ \ \ \ \ \end{matrix} \xrightarrow[ \ ]{ \ thu \ gon \ } CH_{2}=CH-CH_{3}\)

\(C_{3}H_{4} : \ \ H-C\equiv \begin{matrix} H \\ ^| \\ C-C-H \\ ^| \\ H \end{matrix} \xrightarrow[ \ ]{ \ thu \ gon \ } CH\equiv C – CH_{3}\)

C3H8 có 1 công thức: CH3 – CH2 – CH3

C3H6 có 2 công thức: propilen CH2=CH–CH3


2. Giải bài 2 trang 133 sgk Hóa học 9

Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.

Trả lời:

Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2.


3. Giải bài 3 trang 133 sgk Hóa học 9

Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào trong số các chất sau đây.

A. CH4.

B. C2H2.

C. C2H4.

D. C6H6.

Bài giải:

Đáp án (C) đúng.

nA = 0,01 mol

nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol

nA = nBr2 = 0,01 mol

⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là: C2H4.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2


4. Giải bài 4 trang 133 sgk Hóa học 9

Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O

a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A?

c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?

d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng?

Bài giải:

a) Số mol khí Cacbonic là:

\(\\ n_{CO_{2}} =\frac{ 8,8 }{44}= 0,2 \ mol \Rightarrow m_{C}= 0,2 \times 12 = 2,4 \ g \\ \\ n_{H_{2}O} = \frac{5,4}{ 18} = 0,3 \ mol \Rightarrow m_{H} = 0,3 \times 2 = 0,6 \ g\)

mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g ⇒ A có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.

b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy, ta có:

\(x : y = \frac{m_{C}}{12} : \frac{m_{H}}{1} = \frac{2,4 }{12} : \frac{0,6}{1} = 1 : 3\)

Công thức của A có dạng (CH3)n vì MA < 40 → 15n < 40 (n≥1)

c) A là Hiđrocacbon có công thức cấu tạo giống CH4 nên A không làm mất màu dung dịch brom.

d) Phản ứng của C2H6 với Cl2:

C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 133 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com