Giải bài 1 2 3 4 trang 41 sgk Hóa học 8

Hướng dẫn giải Bài 11: Bài luyện tập 2, sách giáo khoa Hóa học 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 41 sgk Hóa học 8 bao gồm đầy đủ đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 8.


I – Kiến thức cần nhớ

1. Công thức hoá học

– Đơn chất:

A (Kim loại và một vài Phi kim)

Ax (Phần lớn đơn chất phi kim, x = 2)

– Hợp chất: AxBy, AxByCz

Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất (trừ đơn chất A).

2. Hoá trị

Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.

\({A_x}^a{B_y}^b\) – A, B : nguyên tử , nhóm n. tử.

x, y : hoá trị của A, B. ⇒ x. a = y. b

a) Tính hoá trị chưa biết

Ví dụ: PH3, Fe2(SO4)3

• PH3: Gọi a là hoá trị của P.

PH3 ⇒ 1. a = 3. 1 a = \(\frac{{3.1}}{1} = III\).

• Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe.

Fe2(SO4)3 \(a = \frac{{3.II}}{2} = III\).

b) Lập công thức hoá học

Lưu ý:

+ Khi a = b ⇒ x = 1 ; y = 1.

+ Khi a \(\ne\)b ⇒ x = b ; y = a.

⇒ a, b, x, y là những số nguyên đơn giản nhất.

Lập công thức hoá học:

S (IV) và O. là: SO2

Al (III) và Cl (I) là AlCl3

Al (III) và SO4 (II) là Al2(SO4)3

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 41 sgk Hóa học 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


II – Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 8 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 trang 41 sgk Hóa học 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải, câu trả lời từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 trang 41 sgk Hóa học 8

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.

Trả lời:

Ta có:

•  \(\mathop {Cu}\limits^{a?} {\mathop {(OH)}\limits^I _2} \to a = \frac{{2\,x\,I}}{1} = II\)

Vậy Cu có hóa trị II.

•  \(\mathop P\limits^{a?} {\mathop {Cl}\limits^I _5} \to a = \frac{{5\,x\,I}}{1} = V\)

Vậy P có hóa trị V.

•  \(\mathop {Si}\limits^{a?} {\mathop O\limits^{II} _2} \to a = \frac{{2\,x\,II}}{1} = IV\)

Vậy Si có hóa trị IV.

•  \(\mathop {Fe}\limits^{a?} {\mathop {(N{O_3})}\limits^I _3} \to a = \frac{{3\,x\,I}}{1} = III\)

Vậy Fe có hóa trị III.


2. Giải bài 2 trang 41 sgk Hóa học 8

Cho biết nhóm công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó) : XO, YH3.

Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức cho sau đây :

A. XY3, B. X3Y, C. X2Y3, D. X3Y2, E. XY

(Ghi trong vở bài tập).

Bài giải:

Ta có:

•  \(\mathop X\limits^{a?} \mathop O\limits^{II} \to a = \frac{{1\,x\,II}}{1} = II\)

Vậy X có hóa trị II.

•  \(\mathop Y\limits^{a?} \mathop {{H_3}}\limits^I \to a = \frac{{3\,x\,I}}{1} = III\)

Vậy Y có hóa trị III.

•  \({\mathop X\limits^{II} _x}{\mathop Y\limits^{III} _y} \to \frac{x}{y} = \frac{{III}}{{II}} = \frac{3}{2}\)

Vậy công thức hóa học tạo bởi X và Y là: X3Y2

⇒ Đáp án D.


3. Giải bài 3 trang 41 sgk Hóa học 8

Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe23, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) sau :

A. FeSO4, B. Fe2SO4, C. Fe2(SO42, D. Fe2(SO­4)3, E. Fe3(SO4)2

(Ghi trong vở bài tập).

Bài giải:

Ta có:

\({\mathop {Fe}\limits^{a?} _2}{\mathop O\limits^{II} _3} \to a = \frac{{3.II}}{2} = III\)

Gọi công thức chung của hợp chất Fe và (SO4) là: \({\mathop {Fe}\limits^{III} _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y}\)

\( \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\)

Vậy, công thức hóa học đúng là Fe2(SO4)3.

⇒ Đáp án D.


4. Giải bài 4 trang 41 sgk Hóa học 8

Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm kali K, bari Ba, nhôm Al lần lượt liên kết với :

a) Cl.

b) Nhóm (SO4).

Bài giải:

a) •  \({\mathop K\limits^I _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y} \to \frac{x}{y} = \frac{I}{I} = \frac{1}{1} \to x = 1,y = 1\)

Công thức hóa học là KCl. Phân tử khối KCl bằng 39.1 + 35,5.1 = 74,5 đvC

• \({\mathop {{\text{Ba}}}\limits^{II} _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y} \to \frac{x}{y} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2} \to x = 1,y = 2\)

Công thức hóa học là BaCl2. Phân tử khối BaCl2 bằng 137.1 + 35,5.2 = 208 đvC

• \({\mathop {{\text{Al}}}\limits^{III} _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y} \to \frac{x}{y} = \frac{I}{{III}} = \frac{1}{3} \to x = 1,y = 3\)

Công thức hóa học là AlCl3. Phân tử khối AlCl3 bằng 27.1 + 35,5.3 = 133,5 đvC

b) •  \({\mathop K\limits^I _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y} \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{I} = \frac{2}{1} \to x = 2,y = 1\)

Công thức hóa học là K2SO4. Phân tử khối K2SO4 bằng 39.2 + 32.1 + 16.4 = 174 đvC

• \({\mathop {Ba}\limits^{II} _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y} \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{II}} = \frac{1}{1} \to x = 1,y = 1\)

Công thức hóa học là BaSO4. Phân tử khối BaSO4 bằng 137.1 + 32.1 + 16.4 = 233 đvC

• \({\mathop {Al}\limits^{III} _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y} \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3} \to x = 2,y = 3\)

Công thức hóa học là Al2(SO4)3. Phân tử khối Al2(SO4)3 là 27.2 + (32.1 + 16.4).3 = 342 đvC


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 41 sgk Hóa học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com