Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 117 sgk Địa Lí 12

Hướng dẫn soạn Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp sgk Địa Lí 12. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 117 sgk Địa Lí 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

– Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm chính với 29 ngành.

+ Công nghiệp khai thác

+ Công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

– Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:

+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới.

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

 

 

Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị phân theo 3 nhóm ngành (%)

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

– Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận.

+ ĐNB.

+ Duyên hải miền Trung

+ Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc.

– Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Vị trí địa lí.

+ Tài nguyên và môi trường.

+ Dân cư và nguồn lao động.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Vốn.

– Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

– Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc.

– Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.

– Xu hướng chung:

+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.

+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

→ Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế.

Hình 26.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 114 địa lí 12

Quan sát biểu đồ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta?

Trả lời:

Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước và tình hình khu vực, thế giới.

– Công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất và tiếp tục tăng lên từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005).

– Công nghiệp khai thác có xu hướng giảm nhẹ từ 13,9% (1996) xuống 11,2% (năm 2005).

– Công nghiệp sản xuất phân phối điện khí nước nhỏ nhất và giảm từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005).


2. Trả lời câu hỏi trang 116 địa lí 12

Dựa và hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?

Trả lời:

= Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

• Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

• Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ: Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra cosVinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Các vùng còn lại công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc: Tây Bắc, Tây Nguyên.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 117 sgk Địa Lí 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 117 địa lí 12

Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

Trả lời:

– Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước (2 ngành): sản xuất điện, nhà máy nước sạch…

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hoá chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử…


2. Giải bài 2 trang 117 địa lí 12

Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Trả lời:

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:

– Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

– Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

– Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.

– Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế – xã hội ở các vùng này.


3. Giải bài 3 trang 117 địa lí 12

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Trả lời:

♦ Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

– Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

• Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

• Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ:

• Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

• Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

♦ Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

– Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

– Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội (vùng trung du và miền núi), đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

– Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.


4. Giải bài 4 trang 117 địa lí 12

Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?

Trả lời:

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta:

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đa dạng gồm: khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Xu hướng thay đổi trong cơ cấu là: giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 117 sgk Địa Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com