Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 166 sgk Địa Lí 12

Hướng dẫn soạn Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ sgk Địa Lí 12. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 166 sgk Địa Lí 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Khái quát chung

a) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

– Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

– Giáp:Vùng Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,vùng Đông Nam Bộ và biển Đông.

– Có nhiều đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

→ Ý nghĩa: Là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông nơi có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

– Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, g̣ò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

– Đất nông nghiệp thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường, vùng đồi núi chăn nuôi gia súc lớn như ḅò đàn.

– Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Khoáng sản chính là cát thạch anh, titan, vàng đá quí, đá xây dựng.

– Rừng có đặc sản quí như quế, trầm hương, sâm quy…

⇒ Đánh giá:

+ Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển, khoáng sản.

+ Khó khăn: nhiều thiên tai.

c) Đặc điểm dân cư và xã hội

– Vùng g̣ò đồi phía tây: nơi cư trú các dân tộc ít người.

– Vùng duyên hải phía đông: dân tộc Kinh.

– Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá-lịch sử. Trong đó phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới.

⇒ Đánh giá:

+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nhiều điạ điểm du lịch hấp dẫn.

+ Khó khăn: Đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a) Nghề cá

– Tiềm năng phát triển: Vùng biển DHNTB rất giàu có về tài nguyên thủy hải sản với nhiều bãi tôm, cá, nhất là các tỉnh cực nam và Trường sa – Hoàng sa.

– Hiện trạng phát triển:

+ Khai thác hơn 624 nghìn tấn, trong đó cá hơn 420 nghìn tấn (trong đó có nhiều loại cá có giá trị cao).

+ Nuôi trồng tôm sú, tôm hùm được phát triển mạnh ở nhiểu tỉnh, nhất là Phú Yên, Khánh Hòa.

+ Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, đã tạo ra một số thương phẩm nổi tiếng.

– Đây là ngành có vai trò ngày càng lớn trong vấn đề phát triển hàng hóa và giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng, do vậy cần đẩy mạnh khai thác, đi đôi với bảo vệ.

b) Du lịch biển

– Tiềm năng: Có nhiều bãi biển nổi tiếng, nước trong xanh khí hậu trong lành….

– Nha Trang và Đà Nẵng đã trở thành điểm, trung tâm du lịch nổi tiếng, quan trọng của vùng.

– Cần phát triển du lịch biển gắn với các đảo với nhiều loại hình du lịch.

c) Dịch vụ hàng hải

– Điều kiện phát triển: Có nhiều vụng, vịnh biển để xây dựng nhiều cảng nước sâu.

– Hiện nay vùng đã và đang:

+ Đã xây dựng được cảng biển tổng hợp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.

+ Đang Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt là vịnh Văn Phong sẽ là cảng trung chuyển lớn nhất ở nước ta.

d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

– Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Qúy (Bình Thuận).

– Hình thành 2 vùng sản xuất mối nổi tiếng nhất cả nước (Cà Ná và Sa Huỳnh).

– Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng vùng này nhiều ưu ái trong phát triển kinh tế biển.

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a) Công nghiệp

– Vùng đã hình thành được 1 chuổi các trung tâm công nghiệp ( Đà Nẵng là hạt nhân CN của vùng).

– Các ngành CN: Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng.

– Hình thành một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất → CN có nhiều khởi sắc.

– Tuy nhiên phát triển CN của vùng còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề năng lượng → vùng đã tiến hành:

+ Sử dụng mạng lưới điện quốc gia.

+ Xây dựng một số nhà máy thủy điện nhỏ trong vùng.

+ Trong tương lai sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

– Trong thập kỷ tới, công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ nét.

b) Cơ sở hạ tầng.

– Việc đẩy mạnh phát triển CSHT, nhất là GTVT sẽ tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới của vùng.

– Việc nâng cấp QL1, đường sắt Bắc – Nam → làm tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh, thành của vùng và Đà Nẵng, TP HCM.

– Hệ thống sân bay quốc tế, nội địa của vùng đã và đang được khôi phục, nâng cấp.

– Phát triển các dự án xây dựng đường hành lang Đông – Tây, nối Tây Nguyên và các cảng nước sâu → thúc đẩy quá trình mở cửa kinh tế và giao lưu, hội nhập với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 161 địa lí 12

Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Vị trí địa lí có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

Trả lời:

– Phạm vi lãnh thổ:

+ Bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Diện tích: 44,4 nghìn km2 (chiếm 13,4% diện tích cả nước).

+ Có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

– Vị trí địa lí:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

– Vị trí địa lí có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho DHNTB giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.

+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế.. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.


2. Trả lời câu hỏi trang 163 địa lí 12

Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?

Trả lời:

Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn, với tiềm năng đa dạng:

– Đánh bắt – nuôi trồng thủy sản:

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

+ Khí hậu nắng nóng và khá ổn định hơn Bắc Trung Bộ nên thuận lợi cho hoạt động chế biến, bảo quản hải sản (nước mắm Phan Thiết nổi tiếng).

– Du lịch biển – đảo: có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng như biển Mỹ Khê, Nha Trang, Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu…; các đảo ven bờ như Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Phú Quý.

– Dịch vụ hàng hải: có nhiều vịnh biển kín gió thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (Dung Quất, Vân Phong, Đà Nẵng).

– Khai thác khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.


3. Trả lời câu hỏi trang 165 địa lí 12

Hãy xác định trên hình 36 các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

– Đường bộ: tuyến quốc lộ 1 (Bắc – Nam), quốc lộ 27 (Phan Rang – Tây Nguyên), quốc lộ 19 (Quy Nhơn – Gia Lai), quốc lộ 24 (Quảng Ngãi – Kon Tum), quốc lộ 25 (Tuy Hòa – Giai Lai).

– Đường sắt Thống Nhất.

– Các cảng biển: Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng), Kì Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Cam Ranh (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận).

– Sân bay: sân bay quốc tế Đà Nẵng; sân bay nội địa: Quy Nhơn, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 166 sgk Địa Lí 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 166 địa lí 12

Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

♦ Thuận lợi:

– Vị trí địa lí:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho DHNTB giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.

+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Có một số đồng bằng nhỏ (Tuy Hòa) để phát triển trồng trọt, vùng gò đồi có thể phát triển chăn nuôi.

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Sinh vật:

• Rừng: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

• Biển: Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

• Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

– Kinh tế – xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.

♦ Khó khăn:

– Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa. Tình trạng thiếu nước, hạn hán xảy ra phổ biến.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+ Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

– Kinh tế – xã hội:

+ Vùng có nhiều dân tộc ít người, trình độ phát triển không đồng đều.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.


2. Giải bài 2 trang 166 địa lí 12

Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.

Trả lời:

– Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách:

+ Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.

+ Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long.

+ Tăng thêm khẩu phần cá và các thủy sản khác trong cơ cấu bữa ăn.

– Vấn đề LTTP của vùng hoàn toàn có thể giải quyết tốt, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa.


3. Giải bài 3 trang 166 địa lí 12

Dựa vào hình 36 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.

Trả lời:

♦ Nguồn lực phát triển công nghiệp:

– Vị trí địa lí (tài nguyên vị thế):

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Nguồn lực tự nhiên:

+ Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).

Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

⇒ Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng….

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng: có nhiều loại gỗ quý, cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

+ Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.

+ Tài nguyên đất, khí hậu, địa hình tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

– Kinh tế – xã hội:

+ Dân cư tập trung ở các đô thị, là nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp.

+ Chính sách phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư…

♦ Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:

– Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36,6%).

– Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp.

– Cơ cấu ngành được hình thành theo thế mạnh của vùng, bao gồm:

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Tam Kì.

+ Công nghiệp cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

+ Công nghiệp đóng tàu: Đà Nẵng.

+ Công nghiệp hóa chất: Đà Nẵng, Nha Trang.

+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

– Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển: lớn nhất là Đà Nẵng,tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.


4. Giải bài 4 trang 166 địa lí 12

Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Trả lời:

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với nhau và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung.

– Hệ thông sân bay đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa.

– Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (đường 19, 26…) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 166 sgk Địa Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com