Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 161 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 41. Môi trường và sự phát triển bền vững sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 161 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Môi trường

– Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

– Môi trường sống của con người là toàn bộ hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người.

– Phân loại:

+ Môi trường tự nhiên.

+ Môi trường xã hội

+ Môi trường nhân tạo

– Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

+ Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

+ Môi trường nhân tạo là kết quả của lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

II – Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loại người

1. Chức năng

– Là không gian sống của con người.

– Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

– Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

2. Vai trò 

– Có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người.

– Không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người.

3. Tác động của con người đến môi trường

Con người có thể làm nâng cao hoặc suy thoái chất lượng môi trường.

III – Tài nguyên thiên nhiên

– Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

– Có nhiều cách phân loại tài nguyên :

+ Theo thuộc tính tự nhiên : tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí…).

+ Theo công dụng kinh tế : tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch…

+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:

• Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.

• Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.

• Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 159 địa lí 10

Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

Trả lời:

– Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.

– Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.

– Công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng sản mới được khai thác và sử dụng mạnh mẽ làm công cụ sản xuất (quặng kim loại…), tiếp đến là nguyên liệu đốt cháy (dầu mỏ, khí đốt,..)

⟹ Việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.


2. Trả lời câu hỏi trang 160 địa lí 10

Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

Trả lời:

– Con người đã sản xuất được các loại vật liệu mới thay thế một phần nào đó nguyên liệu khoáng sản. Ví dụ: sản xuất các chất độc tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại,…

– Nhờ tiến hộ khoa công nghệ, con người đã khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Ví dụ: từ dầu mỏ. ngoài việc chiết xuất xăng, dầu, người ta còn có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác.

– Do sự tiến hộ khoa học công nghệ, con người ngày càng phát hiện và khai thác được nhiều loại tài nguyên mới như việc sử dụng sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời,… để thay thế cho nguồn điện sản xuất từ than, dầu.

Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

Trả lời:

Những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.

– Tài nguyên đất: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, ô nhiễm, sa mạc hóa,…

– Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng; nhiều loài động, thực vật bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng,…


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 161 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 161 địa lí 10

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Trả lời:

– Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

– Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.


2. Giải bài 2 trang 161 địa lí 10

Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?

Trả lời:

– Lịch sử đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm và vạch ra rằng: sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên muốn có sự thay đổi phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội.

– Trên thế giới, có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao, ngược lại có nhiều quốc gia khác, rất giàu tài nguyên, nhưng kinh tế – xã hội lại chậm phát triển.

– Ở nước ta trước đây, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay đã đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) có sự thay đổi.


3. Giải bài 3 trang 161 địa lí 10

Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện pháp bảo vệ môi trường?

Trả lời:

– Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí:

+ Là không gian sống của con người.

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

– Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, là môi trường sinh sống và phát triển của con người.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 161 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com