Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 43 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 43 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Khí quyển

– Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

– Thành phần khí quyển: Khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác.

– Vai trò: Bảo vệ Trái Đất, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

1.Cấu trúc của khí quyển

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng:

– Tầng đối lưu.

– Tầng bình lưu.

– Tầng giữa.

– Tầng ion.

– Tầng ngoài.

2. Các khối khí

– Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):

+ Khối khí cực (rất lạnh): A.

+ Khối khí ôn đới (lạnh): P.

+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T.

+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E.

– Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c (riêng khối khí xích đạo – Em).

– Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động và bị biến tính.

3. Frông

– Khái niệm: Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

– Phân loại: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP) ở mỗi bán cầu.

Ở khu vực xích đạo hình thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

II – Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

– Khái niệm: Là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).

– Đặc điểm:

+ Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.

+ Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

– Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).

+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn.

– Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.

b) Phân bố theo lục địa và đại dương

– Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

+ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

– Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.

c) Phân bố theo địa hình

– Đặc điểm:

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6oC.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

– Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 39 địa lí 10

Hãy cho biết tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khoẻ của con người.

Trả lời:

Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể con người, động vật và thực vật.

Nếu tầng ôdôn bị suy giảm, bức xạ UV sẽ tác động đến Trái đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung thư da, đục nhân mắt (cataract) và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Từ đó hủy diệt dần sự sống trên Trái Đất.


2. Trả lời câu hỏi trang 42 địa lí 10

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

– Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.

– Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

Trả lời:

– Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm (từ 24,50C tại vĩ độ 00 giảm xuống còn -10,4oC tại vĩ độ 70o).

⟹ Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.

– Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,8oC tại vĩ độ 0o tăng lên 32,2oC tại vĩ độ 70o).

⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).


3. Trả lời câu hỏi trang 43 địa lí 10

Quan sát hình 11.3, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52o B.

Trả lời:

– Biên độ nhiệt tăng dần từ đại dương vào trong lục địa:

+ Ở bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 9oC).

+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 21oC và Vacxava: 23oC).

+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29oC).

⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.

+ Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.

+ Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.

Quan sát hình 11.4, hãy phân tích mối quan hệ: giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

Trả lời:

– Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng Mặt Trời có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn.

– Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 43 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 43 địa lí 10

Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất:

Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, con người trên Trái Đất, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

– Tầng đối lưu:

+ Chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước, cung cấp oxi duy trì sự sống của con người và sinh vật.

+ Có vai trò hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa…

– Tầng bình lưu có lớp ô dôn với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống con người và sinh vật.

– Tầng ion: chứa nhiều ion mang điện tích có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên, được ứng dụng để phát triển mạnh công nghệ vũ trụ, viễn thông…


2. Giải bài 2 trang 43 địa lí 10

Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Trả lời:

Sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất:

– Khối khí bắc cực rất lạnh (A).

– Frông địa cực (FA).

– Khối khí ôn đới lạnh (P).

– Frông ôn đới (FP).

– Khối khí chí tuyến rất nóng (T).

– Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).

– Khối khí chí tuyến rất nóng (T).

– Frông ôn đới (FP).

– Khối khí ôn đới lạnh (P).

– Frông địa cực (FA).

– Khối khí nam cực rất lạnh (A).


3. Giải bài 3 trang 43 địa lí 10

Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.

Trả lời:

– Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,8oC tại vĩ độ 0o tăng lên 32,2oC tại vĩ độ 70o).

⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

– Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:

+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 9oC).

+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 21oC và Vacxava: 23oC).

+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29oC).

⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương. Càng vào sâu trong đất liền, tính lục địa càng tăng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 43 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com