Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 14 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 14 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Phương pháp kí hiệu

Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng…

– Đối tượng biểu hiện:

+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

– Các dạng kí hiệu:

+ Kí hiệu hình học

+ Kí hiệu chữ

+ Tượng hình

– Khả năng biểu hiện:

+ Vị trí phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

+ Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế – xã hội trên bản đồ.

– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

– Khả năng biểu hiện:

+ Hướng di chuyển của đối tượng.

+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

Ví dụ:

– Trên bàn đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển…

– Trên bản đồ kinh tế – xã hội là các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…

3. Phương pháp chấm điểm

Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (các điể-m dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi…) bằng các điểm chấm trên bản đồ.

– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ bằng những điểm chấm.

– Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

Ví dụ: để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha…


4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

– Khả năng biểu hiện:

+ Số lượng của đối tượng.

+ Chất lượng của đối tượng.

+ Cơ cấu của đối tượng.

Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng (hình 2.6), phương pháp nền chất lượng…


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 9 địa lí 10

Quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

Trả lời:

Các dạng kí hiệu:

– Kí hiệu hình học.

– Kí hiệu chữ.

– Kí hiệu tượng hình.


2. Trả lời câu hỏi trang 10 địa lí 10

Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?

Trả lời:

Ví dụ 1: Kí hiệu ngôi màu đỏ sao thể hiện nhà máy nhiệt điện.

– Tên nhà máy nhiệt điện: Bà Rịa, Phú Mỹ, Trà Nóc, Phả Lại, Uông Bí…

– Vị trí các nhà máy nhiệt điện chính là vị trí các điểm ngôi sao đỏ.

– Chất lượng: hình sao to nhỏ thể hiện quy mô các nhà máy, nhà máy công suất lớn (Phú Mĩ, Phả Lại), hình sao bé thể hiện các nhà máy công suất nhỏ hơn ( Na Dương, Ninh Bình, Bà Rịa. Thủ Đức…).

Ví dụ 2: Kí hiệu hình tròn thể hiện các trạm cao áp, thấy được:

– Vị trí các trạm cao áp: tại các điểm đặt hình tròn.

– Quy mô các trạm thông qua kích thước hình tròn (hình tròn bé màu xanh: trạm 220 kV; hình tròn lớn màu hồng: trạm 500 kV).


3. Trả lời câu hỏi trang 12 địa lí 10

Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ ?

Trả lời:

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, thể hiện được:

– Hướng di chuyển của gió và bão.

– Tần suất của bão, thông qua độ dày hay mảnh của mũi tên.

+ Mũi tên mảnh một nét: từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.

+ Mũi tên hai nét nhỏ: trên 1 đến 1,53 cơn bão/tháng.

+ Mũi tên lớn nhất: trên 1,3 đến bão/tháng.

– Tốc độ di chuyển của gió thông qua độ ngắn dài các mũi tên.


4. Trả lời câu hỏi trang 13 địa lí 10

Quan sát hình 2.4, hãy cho biết:

– Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?

– Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?

Trả lời:

– Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.

– Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 14 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 14 địa lí 10

Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?

Trả lời:

– Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu.

– Những nội dung được thể hiện trên bản đồ thông qua phương pháp kí hiệu:

+ Vị trí, tên nhà máy, số lượng, quy mô các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên bản đồ.

+ Vị trí, quy mô các trạm biến áp.


2. Giải bài 2 trang 14 địa lí 10

Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Trả lời:

Những nội dung được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động:

– Hướng di chuyển của gió và bão.

– Tần suất của bão thông qua độ dày mảnh của mũi tên chỉ bão.

– Tần suất của gió thông qua độ dài ngắn của mũi tên chỉ gió.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 14 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com