Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 31 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 31 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Nội lực

– Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

II – Tác động của nội lực

1. Vận động theo phương thẳng đứng

– Là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.

– Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

– Tác động:

+ Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

+ Diện tích lục địa hay đại dương được phân bố lại.

2. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ờ khu vực này, tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

– Các lớp đá xô ép, uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

– Do các lực nén ép theo phương nằm ngang.

– Tạo thành các uốn nếp và các dãy núi uốn nếp.

b) Hiện tượng đứt gãy

– Do tác động của lực nằm ngang.

– Các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang.

– Tạo ra các hẻm vực, thung lũng; sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

Trả lời câu hỏi trang 31 địa lí 10

Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các dãy núi uốn nếp.

Trả lời:

– Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép lại và nhô lên, hình thành các địa lũy như dãy núi cao, sinh ra động đất núi lửa…).

Ví dụ: dãy Hi –ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ -Ỗ-xtrây-li-a xô vào mảng Âu –Á.

– Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, măcma sẽ trào lên, tạo ra các địa hào như các dãy núi ngầm.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 31 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 31 địa lí 10

Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Trả lời:

– Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân: Do nguồn năng lương ở trong long Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học…


2. Giải bài 2 trang 31 địa lí 10

Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

Các vận động kiến tạo:

♦ Vận động theo phương thẳng đứng:

– Là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.

– Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

– Tác động:

+ Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

+ Diện tích lục địa hay đại dương được phân bố lại.

♦ Vận động theo phương nằm ngang:

– Hiện tượng uốn nếp:

+ Các lớp đá xô ép, uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

+ Do các lực nén ép theo phương nằm ngang.

+ Tạo thành các uốn nếp và các dãy núi uốn nếp.

– Hiện tượng đứt gãy:

+ Do tác động của lực nằm ngang.

+ Các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang.

+ Tạo ra các hẻm vực, thung lũng; sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 31 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com