Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 37 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 37 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

2. Quá trình bóc mòn

– Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

– Các hình thức bóc mòn: xâm thực, thổi mòn và mài mòn.

a) Xâm thực

– Khái niệm: Là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá.

– Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

– Kết quả: Tạo ra các khe, rãnh, sông suối, các vịnh, mũi đất,…

b) Thổi mòn

– Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

– Kết quả: Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá,…

c) Mài mòn

– Nơi diễn ra: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.

– Nguyên nhân: Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà,…

– Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình như vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ,…

3. Quá trình vận chuyển

– Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

– Hình thức vận chuyển:

+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.

+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá dốc.

4. Quá trình bồi tụ

– Khái niệm: Là quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích) phá hủy.

– Nguyên nhân: Do gió, dòng chảy, song biển,…

– Kết quả: Tạo nên địa hình mới như cồn cát, đụn cát (sa mạc), bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông), các bãi biển.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

Trả lời câu hỏi trang 37 địa lí 10

Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

Trả lời:

Địa hình bồi tụ:

– Do nước chảy: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).

– Do gió: như các cồn cát, đụn cát ở bờ biển.

– Do sóng biển bồi tụ: như bãi biển…


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 37 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 37 địa lí 10

Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.

Trả lời:

– Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.

– Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:

+ Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên).

+ Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,… (do gió tạo thành).

+ Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển).

+ Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu,… (do băng hà tạo thành).


2. Giải bài 2 trang 37 địa lí 10

Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình : phong hoá, vận chuyển và bồi tụ.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ:

– Quá trình phong hóa làm phá hủy vật liệu đá và khoáng vật trên bề mặt đất.

– Các vật liệu của quá trình phong hóa được vận chuyển từ nơi này đến nới khác, vùng cao xuống vùng trũng thấp bằng dòng chảy sông ngòi, gió…

– Cuối cùng, quá trình bồi tụ tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy, hình thành các dạng địa hình bồi tụ.

⇒ Ba quá trình này có thể diễn ra đồng thời, cách xa nhau về mặt không gian.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 37 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com