Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 8 sgk Địa Lí 10

Hướng dẫn soạn Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản sgk Địa Lí 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 8 sgk Địa Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

1. Phép chiếu phương vị

– Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.

– Có 3 phép chiếu phương vị đó là:

+ Phép chiếu phương vị đứng.

+ Phép chiếu phương vị ngang.

+ Phép chiếu phương vị nghiêng.

– Cách tiến hành: Cho mặt chiếu (giấy vẽ bản đồ) tiếp xúc với cực của Địa Cầu sao cho trục của Địa cầu vuông góc với mặt chiếu.

– Phép chiếu phương vị bảo đảm chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác.

– Thường dùng để vẽ bàn đồ khu vực quanh cực.

2. Phép chiếu hình nón

– Khái niệm: Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

– Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau:

+ Phép chiếu hình nón đứng.

+ Phép chiếu hình nón ngang.

+ Phép chiếu hình nón nghiêng.

Phép chiếu hình nón đứng:

– Trục của hình nón trùng với trục của địa cầu.

– Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng:

+ Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác.

+ Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung quốc, Hoa kì…

3. Phép chiếu hình trụ

– Khái niệm: Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.

– Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:

+ Phép chiếu hình trụ đứng.

+ Phép chiếu hình trụ ngang.

+ Phép chiếu hình trụ nghiêng.

Phép chiếu hình trụ đứng:

– Mặt hình trụ tiếp xúc với Địa cầu theo vòng xích đạo.

– Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng:

+ Kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau.

+ Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo càng kém chính xác.

+ Dùng để vẽ khu vực xích đạo.


CÂU HỎI GIỮA BÀI

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi (màu xanh) giữa bài các học sinh cần suy nghĩ, liên hệ thực tế để nắm rõ kiến thức.

1. Trả lời câu hỏi trang 5 địa lí 10

Dựa vào hình 1.3b, em hãy cho biết theo phương phép chiếu hình này, khu vực nào của bản đồ chính xác, khu vực nào kém chính xác?

Trả lời:

Phép chiếu này bảo đảm chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác.


2. Trả lời câu hỏi trang 6 địa lí 10

Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu : vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác?

Trả lời:

Trong phép chiếu hình nón (hình 1.5a):

– Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón là chính xác.

– Các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón đều dài ra, không đảm bảo chính xác về hình dạng và diện tích.

– Các vĩ tuyến càng xa vĩ tuyến tiếp xúc càng kém chính xác.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 8 sgk Địa Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 8 địa lí 10

Kẻ lại bảng và điền những nội dung thích hợp vào ô trống:

Phép chiếu hình Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực chính xác Khu vực kém chính xác
Hình nón đứng
Hình trụ đứng

Trả lời:

Phép chiếu hình Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực chính xác Khu vực kém chính xác
Hình nón đứng Là những đường thẳng đồng quy ở cực Là những cung tròn đồng tâm Khu vực thuộc vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón Khu vực khác ở các vĩ tuyến còn lại
Hình trụ đứng Là những đường thẳng song song Là những đường thẳng song song Khu vực xích đạo Càng xa xích đạo càng kém chính xác

2. Giải bài 2 trang 8 địa lí 10

Hãy cho biết phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào?

Trả lời:

– Phép chiếu phương vị: thường dùng để vẽ khu vực vĩ độ cao ở vùng cực của bản đồ.

– Phép chiếu hình nón đứng: thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và lãnh thổ kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì…

– Phép chiếu hình trụ đứng: thường dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần Xích đạo.


Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 8 sgk Địa Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn địa lí 10 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com