Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 13. Di truyền liên kết, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Thí nghiệm của Moocgan

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền (năm 1910) vi nó dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 – 14 ngày đã cho một thế hệ), có nhiều biến dị dề quan sát, sô lượng NST ít (2n = 8).

Ở ruổi giấm, gọi : gen B quy định thân xám. gen b quy định thân đen : gen V quy định cánh dài, gen V quy định cánh cụt.

Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám. cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thê hệ sau có ti lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. K.ết quà phép lai này đã được giải thích bằng sơ đồ lai ở hình 13.

Như vậy. thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đổne thòi với nhau được giải thích bằng sự di truyền liên kết gen. Các gen quy định nhỏm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tư và cùng được tổ hợp qua quá trinh thụ tinh.

II – Ý nghĩa của di truyền liên kết

Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với sô NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ: trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình khác p.

Di truyền liên kết đàm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giông người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 42 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 13 và trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?

– Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?

– Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ KH 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (liên kết gen)?

– Hiện tượng di truyền liên kết là gì?

Trả lời:

– Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang KH trội với cá thể mang KH lặn.

– Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.

– Kết quả lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv) còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST, nghĩa là chúng liên kết với nhau.

– Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9

Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Trả lời:

– Di truyền liên kết là trường hợp một nhóm tính trạng, được quy định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

– Hiện tượng này bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen giúp giải thích sự hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hay không tạo ra biến dị tổ hợp của các phép lai nhiều tính trạng nhờ đó người ta luôn có thể chọn những tính trạng tốt luôn được di truyền kèm với nhau.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9

Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Trả lời:

Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám, Gen b quy định thân đen, Gen V quy định cánh dài, Gen v quy định cánh cụt.

Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li để hình thành giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9

So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Trả lời:

So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng theo bảng sau:

Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9

Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:

1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.

b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.

Trả lời:

– Xét P: Trơn, không tua cuốn x Nhăn, có tua cuốn.

F1: Trơn, có tua cuốn → Trơn trội hoàn toàn so với nhăn → A – Trơn ⇒ a – Nhăn

→  Có tua cuốn trội hoàn toàn so với không có tua cuốn →  B có tua cuốn ⇒ b không có tua cuốn.

– Xét tỉ lệ phân li kiểu hình từng tính trạng ở đời con F2 có:

Trơn : Nhăn = 3 trơn : 1 nhăn → Có tua cuốn : Không có tua cuốn = 3 có tua cuốn : 1 không có tua cuốn.

– Xét tỉ lệ phân li kiểu hình chung của hai tính trạng ở F2:

1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn ≠(3 trơn : 1 nhăn) (3 có tua cuốn : 1 không có tua cuốn).

→ Hai cặp gen Aa và Bb không phân li độc lập với nhau → Hai gen cùng nằm trên 1 NST.

⇒ Đáp án c).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 13 trang 43 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com