Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 16. ADN và bản chất của gen, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:

– NTBS Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại. G liên kết với X hay ngược lại

– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

Chính sự tự nhân đôi cùa ADN là cơ sở của sự nhân đôi của NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.

II – Bản chất của gen

Gen là một đoạn cùa phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Tuỳ theo chức năng mà gen được phân thành nhiều loại, nhưng ờ đây chủ yếu để cập tới gen cấu truc mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin.

Trung bình mỗi gen gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nuclêôtit có trình tụ xác định. Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen, ví dụ: ruổi giấm có khoảng 4000 gen, ở người có khoảng 3,5 vạn gen.

Ngày nay, người ta đã hiểu biết khá sâu vể cấu trúc và chức năng cua gen, xác lập bản đổ phân bố các gen trên NST ở một số loài. Những hiểu biết này rất có nghĩa không chỉ về lí thuyết mà còn về cả thực tiễn như trong chọn giống, y học kĩ thuật di truyền.

III – Chức năng của ADN

Bản chất hoá học của gen là ADN. Vì vậy, ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài cùa phân tử ADN.

Nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy tri các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, bảo đàm sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 48 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 16 và trả lời các câu hỏi sau:

– Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?

– Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?

– Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?

– Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?

Trả lời:

– Quá trình tự nhân đôi được diễn ra trên cả hai mạch đơn.

– Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo NTBS: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại.

– Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

– Cấu tạo của 2 ADN giống nhau và giống ADN mẹ. Phân tử ADN con được tạo ra có hai mạch: một mạch của phân tử ADN mẹ ban đầu, một mạch hoàn toàn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

Như vậy sự sao chép đã diễn ra theo nguyên tắc giữ lại một nửa hay bán bảo tồn.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9

Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.

Trả lời:

Quá trình tự nhân đôi ADN (sao chép) diễn ra qua các giai đoạn theo thứ tự sau:

– Khi mới bắt đầu nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn trong phân tử ADN tách nhau dần dần dưới tác dụng của các enzyme.

– Sau khi được tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) để tạo mạch mới.

– Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn

⇒ Kết quả: Hai phân tử ADN mới được tạo ra có cấu tạo giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9

Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

Trả lời:

ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn.

– Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của phân tử mẹ ban đầu

– Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

– Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của phân tử ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

⇒ Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9

Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen.

Trả lời:

– Bản chất hóa học: Gen là một phân tử ADN.

– Chức năng của gen: Lưu giữ thông tin di truyền xác định như: mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein hay một phân tử ARN.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9

Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.

Trả lời:

Phân tử ADN con có cấu trúc và trình tự nucleotit giống với phân tử ADN mẹ:

– ADN con 1:

+ Mạch 1 (cũ): A-G-T-X-X-T

+ Mạch mới: T-X-A-G-G-A

– ADN con 2:

+ Mạch 2 (cũ): T-X-A-G-G-A

+ Mạch mới:  A-G-T-X-X-T


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 50 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com