Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 2. Lai một cặp tính trạng, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Thí nghiệm của Menđen

Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Menđen đã đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.

Kết quả một số thí nghiệm của Menđen được trình bày như sau:

Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình.

Dù thay đổi vị trí của các giông làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

Menđen gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thần cao, quả lục), còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng).

II – Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lai ở F2 giúp Menđen nhận thức thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương tời. Ông cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi gen) quy định.

Ông giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trộ quy định tính trạng trội, còn chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

Ở các cơ thể P, F1 và F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể.

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.

Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA : 2Aa :1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 8 sgk Sinh học 9

∇ Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống?

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 755 hoa đỏ : 224 hoa trắng
Thân cao x Thân lùn Thân cao 787 thân cao : 277 thân lùn
Quả lục x Quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng

Trả lời:

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 755 hoa đỏ : 224 hoa trắng 3 hoa đỏ  : 1 hoa trắng
Thân cao x Thân lùn Thân cao 787 thân cao : 277 thân lùn 3 thân cao : 1 thân lùn
Quả lục x Quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng 3 quả lục : 1 quả vàng

2. Trả lời câu hỏi trang 9 sgk Sinh học 9

∇ Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của Menđen, hãy điền các từ hay cụm từ: đồng tính, 3 trội : 1 lặn, vào các chỗ trống trong câu sau:

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1…………… về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình……………

Trả lời:

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
∇ Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết:

– Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.

– Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Trả lời:

Quan sát hình 2.3 ta thấy:

– Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 : 1A : 1a

Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa

F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

– Vì Gen A – quy định kiểu hình hoa đỏ, gen a quy định kiểu hình hoa trắng. Gen A trội hoàn toàn so với gen a → Thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ) giống như đồng thể AA, còn cơ thể aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9

Nêu các khái niệm kiểu hình và nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ tính trạng cùa cơ thể.

Ví dụ tính trạng liên quan đến màu sắc hoa như kiểu hình hoa màu đỏ; kiểu hình hoa màu trắng, kiểu hình hoa màu vàng; kiểu hình hoa màu trắng.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9

Phát biểu nội dung của định luật phân li.

Trả lời:

Nội dung định luật phân li: “Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn“.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?

Trả lời:

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan là do sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9

Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.

Trả lời:

Ta thấy F1 cho toàn cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn.

Quy ước gen:

+ A quy định tính trạng mắt đen

+ a quy định tính trạng mắt đỏ

Ta có sơ đồ lai:

Nhận xét F2:

– Kiểu gen: 1AA : 2Aa: 1aa

– Kiểu hình: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 2 trang 10 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com