Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 42 trang 124 125 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 42 trang 124 125 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

– Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

– Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà…

– Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp… và khả năna hút nước của cây.

II – Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

– Có thí nghiệm như sau: Vào đêm có trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ đế phán chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xày ra:

+ Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ.

+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.

+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.

– Nhờ có khả năng trên mà động vật có thể đi rất xa nơi ở: Ong có thể bay cách xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh.

– Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ánh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ãn vào lúc Mặt Trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu… và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ãn vào ban đêm.

Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu… nhưng cũng có thú hoạt động nhiều vào ban đêm như chồn, cáo, sóc…

+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.

+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm horn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng đirợc tăng cường.

– Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.

+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 42 trang 124 125 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 122 sgk Sinh học 9

∇ Thảo luận trong nhóm và so sánh theo mẫu sau:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…
Đặc điểm hình thái:
Thân
Đặc điểm sinh lí: Quang hợp
Thoát hơi nước

(* Các em có thể đưa thêm những đặc điểm khác)

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…
Đặc điểm hình thái: Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt.
Tán lá rộng.
Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
Tán lá rộng vừa phải.
Thân Thân thấp, cành nhiều Thân thấp bị hạn chế, ít cành
Đặc điểm sinh lí: Quang hợp Mạnh Yếu
Thoát hơi nước Nhanh Chậm

2. Trả lời câu hỏi trang 123 sgk Sinh học 9

∇ Có thí nghiệm như sau: Vào đêm trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường của kiến đi một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi đường bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:

+ Kiến tiếp tục bò theo hướng cũ.

+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.

+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.

Em chọn khả năng nào trong ba khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng gương phản chiếu. Điều đó chứng tỏ ánh sáng giúp kiến nhận biết các vật và định hướng sự di chuyển trong không gian.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 42 trang 124 125 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 42 trang 124 sgk Sinh học 9

Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?

Trả lời:

Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng
Gồm những cây sống nơi quang đãng, ánh sáng mạnh Gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ, dưới tán cây khác, được đặt trong nhà
Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt. Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao, thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng). Chiều cao thân cây bị hạn chế bởi tầng cây phía trên hay vật cản như tường, trần nhà
Lá có tầng cutin dày mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào. Lá có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
Cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh. Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
Cường độ hô hấp cao. Cường độ hô hấp thấp hơn.
Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. Điều tiết thoát hơi nước kém

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 42 trang 124 sgk Sinh học 9

Hãy điền tiếp vào bảng 42.2.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng

Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
Bạch đàn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
Lá lốt Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu Ưa bóng

(* Các em điền thêm những cây khác)

Trả lời:

Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
Bạch đàn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
Lá lốt Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu Ưa bóng
Xà cừ Thân cao, nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt, mọc ở nơi quang đãng Ưa sáng
Cây lúa Thân thấp, lá thẳng đứng, lá nhỏ, màu xanh nhạt, mọc ngoài cánh đồng nơi quang đãng Ưa sáng
Vạn niên thanh Thân quấn, lá to, màu xanh đậm, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây gừng Thân nhỏ, thẳng đứng, lá dài nhỏ xếp so le, màu lá xanh nhạt, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây nhãn Thân gỗ, lớn, lá màu xanh đậm, mọc nơi ánh sáng mạnh. Ưa sáng
Cây phong lan Mọc dưới tán cây, nơi có ánh sáng yếu, lá màu xanh nhạt. Ưa bóng

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 42 trang 125 sgk Sinh học 9

Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Trả lời:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 42 trang 125 sgk Sinh học 9

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

– Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

– Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 42 trang 124 125 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com