Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài  bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50°C. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

– Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

– Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ: Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè… Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:

– Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

– Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.

II – Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

Độ ẩm không khí và đất ảnh hường nhiều đến sinh trường và phát triển của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động… Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá…

Những ví dụ về ảnh hưởng của độ ẩm iên sinh vật:

– Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiểu ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

– Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

– Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại, bò sát có da được phù vảy sừng nên khả năng chông mất nước có hiệu quả hom, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.

Thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa ấm và chịu hạn. Động vật cũng có hai nhóm: động vật ưa ầm và ưa khô.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 126 sgk Sinh học 9

∇ Trong chương trình Sinh học 6 em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở môi trường nhiệt độ như thế nào?

Trả lời:

Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ từ 20-30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC).


2. Trả lời câu hỏi trang 127 sgk Sinh học 9

∇ Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
Sinh vật  hằng nhiệt

Trả lời:

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt Nước, ao, hồ
Ếch Ao hồ, ruộng lúa, núi
Rắn Ao hồ, ruộng lúa, núi
Sinh vật hằng nhiệt Chim Cây
Voi Rừng
Gấu Bắc Cực Hang
Chó Nhà

3. Trả lời câu hỏi trang 128 sgk Sinh học 9

∇ Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu trên bảng 43.2

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn
Động vật ưa ẩm

Trả lời:

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm – Cây lúa nước
– Cây cói
– Cây thài lài
– Cây ráy
– Ruộng lúa
– Bãi ngập ven biển
– Dưới tán rừng
– Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn – Cây xương rồng
– Cây thuốc bỏng
– Cây phi lao
-Cây thông
– Bãi cát
– Trong vườn
– Bãi cát ven biển
– Trên đồi
Động vật ưa ẩm – Ếch
– Ốc sên
– Giun đất
– Hồ, ao
– Trên thân cây
– Trong đất
Động vật ưa khô – Kì nhông
– Chim, gà
– Chó, mèo
– Trên mặt đất, trên cây
– Trên mặt đất, trên cây
– Trên mặt đất

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?

Trả lời:

♦ Nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của sinh vật như:

– Thực vật:

+ Ở vùng nhiệt đới, bề mặt lá có tầng cutin dày để hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ môi trường cao.

+ Ở vùng ôn đới, vào mùa đông nhiệt độ thấp cây thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân cây có các lớp bần cách nhiệt, có vảy mỏng bao bọc chồi lá.

– Động vật:

+ Sống ở vùng lạnh: có lông dày dài, kích thước cơ thể lớn hơn.

+ Sống ở vùng nóng: có lông thưa và ngắn, kích thước cơ thể nhỏ.

♦ Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như:

– Thực vật: nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và hô hấp, khả năng hô hấp và quang hợp của thực vật sẽ giảm khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

– Động vật:

+ Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang chống nóng.

+ Khi nhiệt độ môi trường quá thấp: một số động vật có tập tính ngủ đông, chui vào hang để chống lạnh.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Trả lời:

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hoà thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9

Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn:

– Cây ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thì phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

– Cây chịu hạn: cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Chuyển các hoạt động sinh lí vào sáng sớm hoặc chiều tối.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9

Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Trả lời:

– Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, cuốn chiếu, cóc, nhái, sâu ăn lá, rết, giun đất, ốc sên…

– Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khỉ, chim, lạc đà.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 43 trang 129 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com