Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 21. Đột biến gen, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Đột biến gen là gì?

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen là biến dị di truyền được. Đoạn gen ở hình 21.1 a thuộc một gen chưa bị biến đổi. Các hình 21.1 b, c, d biểu thị một số dạng biến đổi của đoạn gen nói trên.

II – Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hường phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. Trong thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học

III – Vai trò của đột biến gen

Sự biến đổi cấu trúc phân tử cùa gen có thể dẫn đến biến đối cấu trúc cùa loại prôtêin mà nó mã hoá, cuối cùng có thể dần đến biến đổi ờ kiểu hình.

Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thich hợp.

Qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trớ thành có lợi. Tronc thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo : lợi cho bán thân sinh vật (đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…) và cho con người.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 62 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:

– Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

– Đột biến gen là gì?

Trả lời:

– Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a).

+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G).

+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A).

+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X).

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.


2. Trả lời câu hỏi trang 63 sgk Sinh học 9

∇ Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.

Trả lời:

– Hình 21.2 , 21.3 là đột biến gen có hại.

– Hình 21.4 là đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và cả con người.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9

Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Đột biến gen là những biến đối trong cấu trúc gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit

Ví dụ:

+ Do nhiễm chất độc màu da cam gây đột biến gen dẫn đến biến đổi kiểu hình ở người là cụt hai bàn tay bẩm sinh.

+ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

+ Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.

+ Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.

+ Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.

Trả lời:

– Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

– Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống.

Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9

Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Trả lời:

– Đột biến do con người tạo ra:

+ Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.

+ Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn – Bến Tre).

+ Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của cây lúa.

+ Đột biến gen do chất độc màu da cam.

– Đột biến phát sinh trong tự nhiên:

+ Bò 6 chân.

+ Củ khoai có hình dạng giống người.

+ Người có bàn tay 6 ngón.

+ Bê con có cột sống ngắn.

+ Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn.

+ Chó dị dạng năm chân.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 64 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com