Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


Lý thuyết

I – Đặc điểm chung

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau :

– Về kích thước. Ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ…) chi nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn.

– Về môi trường. Chủng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên) trên các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài ở dưới đáy biển sâu.

– Về tập tính. Chúng có hình thức sống: vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán…) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyên tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống).

Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung (hình 21.A, B. C).

II – Vai trò

Hầu như tất cả các loài thân mềm đểu được sử dụng làm thức ăn. không chỉ cho người mà còn cho các động vật khác. Một sô loài có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế cũng có một số thân mềm có hại đáng kể.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 71 sgk Sinh học 7

∇ – Quan sát hình 21, thảo luận rồi đánh dấu (✓) và điền cụm từ gợi ý vào bảng 1 cho phù hợp.

– Thảo luận rút ra đặc điểm chung của ngành thân mềm.

Trả lời:

– Đặc điểm chung của ngành thân mềm: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển nên có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển. Trừ 1 số ít có hại, hầu hết đều có lợi .


2. Trả lời câu hỏi trang 72 sgk Sinh học 7

∇ Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các đại diện để ghi vào bảng 2.

Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm 

Trả lời:

Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm

STT Ý nghĩa thực tiễn Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1 Làm thực phẩm cho con người Ngao, sò, ốc vặn, hến, trai,…
2 Làm thức ăn cho động vật khác Ốc, các loại ấu trùng của thân mềm
3 Làm đồ trang sức Trai
4 Làm vật trang trí Trai
5 Làm sạch môi trường nước Trai, hàu
6 Có hại cho cây trồng Ốc bươu vàng
7 Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán Ốc đĩa, ốc tai, ốc mút
8 Có giá trị xuất khẩu Bào ngư, sò huyết
9 Có giá trị về mặt địa chất Hóa thạch vỏ sò, vỏ ốc

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7

Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Trả lời:

Mực bơi nhanh, ốc sên bò chậm, nhưng lại được xếp chung vào một ngành Thân mềm, vì chúng có đặc điểm giống nhau :

– Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

– Có hệ tiêu hóa phân hóa.

– Có khoang áo phát triển.

–  Có vỏ đá vôi bảo vệ.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7

Ở các chợ ở địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu?

Trả lời:

Nói chung trong các chợ địa phương trong cả nước thường gặp. Các loại ốc, trai, hến.

Chợ vùng biển có thêm mực (mực khô và mực tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7

Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.

Trả lời:

Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm:

– Vỏ thân mềm là nguyên liệu cho trang trí, thủ công mĩ nghệ.

– Vỏ thân mềm đã hóa thạch giúp xác định địa tầng và có ý nghĩa trong các ngành khoa học nghiên cứu về sự sống.

– Vỏ đá vôi giúp hình thành các lớp đá vôi.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 73 sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com