Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Thể dị bội

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Cà độc dược, lúa và cà chua đều là cây lưỡng bội và có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 2n = 24. Vì có n = 12 nên cả 3 loài trên đều có 12 cặp NST khác nhau.

Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, lúa và cà chua có 25 NST (2n+1) do có một NST bổ sung vào

NST lưỡng bội. Trong trường hợp này. một cập NST nào đó có thêm 1 NST thứ ba. Ngược lại, cũng có trường hợp chỉ có 23 NST (2n-1) do một cặp NST nào đó chỉ còn 1 NST, cũng có có trường hợp mất một cặp NST tương đồng (2n-2).

Ở cà độc dược, người ta đã phát hiện 12 kiểu dị bội (2n+1) ứng với 12 cặp NST tương đồng. (hình 23.1)

II – Sự phát sinh thể dị bội

Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến:

Ở người, sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST 21 gây ra bệnh Đao. Hinh 23.2 minh hoạ sự phân li không bình thường của 1 cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử.

Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm.

Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

– Trường hạp hình thành bệnh Đao và bệnh Tơcnơ khác nhau:

+ Bệnh Đao ờ người do có thể 3 nhiễm ở cặp NST thứ 21.

+ Bệnh Tơcnơ ở người 00 có thể một nhiễm ờ cặp NST giới tính XX.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 67 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 23.1 và cho biết: Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

Trả lời:

Quả của các cá thể dị bội (2n+1) khác nhau và khác với quả của cây lưỡng bội về kích thước (to hơn hoặc nhỏ hơn), hình dạng (tròn hoặc bầu dục), về độ dài của gai (dài hơn hoặc ngắn hơn), về số lượng gai (nhiều hơn hoặc ít hơn).


2. Trả lời câu hỏi trang 68 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.

Trả lời:

Quá trình giảm phân bị rối loạn dẫn đến 1 cặp NST không phân li trong giảm phân → Quá trình giảm phân tạo ra một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1).

+ Giao tử không mang NST của cặp đó (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thiếu 1 NST (thể dị bội 2n – 1).

+ Giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thừa 1 NST (thể dị bội 2n+1).

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?

Trả lời:

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể ba nhiễm (2n +1) và thể một nhiễm (2n -1).


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9

Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)?

Trả lời:

Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n – 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1)

Hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm (2n+1) và thể một nhiễm (2n-1).


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9

Hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST như thế nào?

Trả lời:

Biến đổi số lượng NST ở từng cặp NST có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) và rối loạn sinh lí ở thể đột biến

Ví dụ ở người gây ra bệnh Đao (3 NST số 21) và bệnh Tơcnơ (1 NST giới tính X).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 23 trang 68 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com