Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 25. Thường biến, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường

Trong thực tiễn, người ta thường gặp hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các điều kiện môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,…) khác nhau.

Ví dụ 1: ờ một cây rau dừa nước : khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn ; khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn hai khúc trên và ở mồi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn.

Ví dụ 2: Cùng thuộc một giống su hào thuần chúng, nhưng cây trồng ở luông được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kĩ thuật thì có củ to hơn hẳn so với củ ở những cây trồng ở luống không làm đúng quy trình kĩ thuật.

Sự biểu hiện ra một kiểu hình cùa một cơ thể phụ thuộc vào sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Yếu tố được xem như không biến đổi là kiểu gen. Sự biến đổi kiểu hình trong các trường hợp trên do tác động của môi trường.

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

II – Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình

Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vậo kiểu gen, thường ít chịu ánh hưởng của môi trường. Ví dụ : giống lúa nếp câm trồng ờ miên núi hay đồng bane đêu cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ. Lợn Ỉ Nam Định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và ở các vườn thú của nhiều nước châu Âu vần có màu lông đen. Hàm lượng lipit trong sữa bò không chịu ảnh hưởng rõ ràng cùa kĩ thuật nuôi dưỡng.

Các tính trạng số lượng (phải thông qua cân, đong, đo, đếm… mới xác định được), chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trổng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khảc nhau. Ví dụ : Sô hạt lúa trên một bông của một 2 giống lúa, lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính trạng.

III – Mức phản ứng

Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Tuy nhiên, khả năng phản ứng khác nhau hay thường biến có giới hạn do kiểu gen quy định.

Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chi đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 72 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 25 và tìm hiểu 2 ví dụ dưới đây. Từ những quan sát được và từ các tư liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Sự biểu hiện ra ngoài kiểu hình của một một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố ấy, yếu tố nào được xem như là không biến đổi?

– Thường biến là gì?

Trả lời:

– Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Trong các yếu tố đó, yếu tố kiểu gen xem như không biến đổi.

– Thường biến là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.


2. Trả lời câu hỏi trang 73 sgk Sinh học 9

∇ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?

– Mức phản ứng là gì?

Trả lời:

– Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống qui định.

– Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một kiểu gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9

Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.

Trả lời:

– Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

– Phân biệt thường biến với đột biến:

Thường biến Đột biến
– Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
– Do tác động trực tiếp của môi trường sống.
– Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
– Không di truyền được.
– Có lợi.
– Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
– Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.
– Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.
– Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.
– Di truyền cho thế hệ sau.
– Đa số có hại, có khi có lợi.
– Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9

Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng?

Trả lời:

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất, vật nuôi, cây trồng như thế nào?

Trả lời:

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đốì với các tính trạng số lượng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách:

+ Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp.

+ Cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn…


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 25 trang 73 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com