Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 30. Di truyền học với con người, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Di truyền y học tư vấn

Sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ… đã hình thành một lĩnh vực mới của Di truyền học là Di truyền y học tư vấn.

Chức năng của ngành này là : chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên. Chẳng hạn về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã mắc bệnh di truyền nào đó, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không.

II – Di truyền với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình

1. Di truyền học với hôn nhân

Di truvền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng họp.

Người ta thấy 20 – 30% số con cùa các cặp hôn nhân có họ hàng thân thuộc bị chết non hoặc mang các tật di truyền bầm sinh.

Ví dụ: một nghiên cứu ở Mĩ trên 2778 đứa trẻ cùa các cặp bô mẹ kết hôn gần thì ti lệ chết là 22,9%, ti lệ mắc các tật di truyền là 16,5%.

Những dẫn liệu trên cho thấy Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định nhữne người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn là có cơ sở sinh học.

Ở một số quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến động địa chất và dịch bệnh lớn thì người ta thấy tỉ lệ nam/nữ biến đổi theo độ tuổi sau:

Bảng 30.1. Sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi.

2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình

Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) được xem như quốc sách. KHHGĐ đặt ra một số tiêu chí như: không sinh con quá sớm hoặc quá muộn, các lần sinh con không nên quá gần nhau, mồi cặp vợ chồng chì nên dừng lại ở 1 – 2 con. Những tiêu chí trên có liên quan với nhau và đều có cơ sở sinh học.

III – Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

Các chất đồng vị phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ trong vũ trụ hoặc do thử vũ khí hạt nhân được tích lũy trong khí quyển và thường xuyên rơi xuống Trái Đất gây mưa phóng xạ. Một số chất đồng vị phóng xạ có trong lòng đất và các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã, liên tục xâm nhập vào cơ thê động vật, thực vật rồi qua rau. sữa, thịt đi vào cơ thể người. Các chất phỏng xạ được tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục… và hàm lượng tăna dần qua thời gian gây ung thư máu, các khôi u và các đột biến.

Sự phát triển nhanh của một sô ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá học đã tạo ra nhiều loại hoá chất mới, nhiều hoá chất có hoạt tính gây đột biến gấp hàng chục, hàng trăm lần chất phóng xạ. Các hoá chất này đi vào cơ thê người qua không khí, nước uống, thực phẩm… Các thuốc diệt có. thuốc trừ sâu đã làm tăng rõ rệt tần số đột biến NST ở người sử dụng. Các chất hoả học mà Mì đã rải xuống miền Nam gây hậu quà di truyền lâu dài. Việc sừ dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách và các loại thuốc đã cấm sừ dụng gây hậu quả xấu đối với môi trường.

Vì vậy, cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học, chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và tương lai.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 86 sgk Sinh học 9

∇ – Nghiên cứu các trường hợp sau người con trai và người con gái bình thường, sinh ra trong gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.

– Trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?

+ Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?

+ Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?

Trả lời:

+ Thông tin cho đôi trai gái: bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do đột biến gen gây ra và có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác.

+ Bệnh do gen lặn vì bệnh trong gia đình của hai người này đã có người bị bệnh, còn những người khác bình thường

+ Nếu họ lấy nhau và sinh ra con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì chứng tỏ cả hai vợ chồng đều mang alen lặn. Vì vậy họ không nên tiếp tục sinh con, nếu họ tiếp tục sinh con thì đứa con thứ 2 của họ có nguy cơ bị câm điếc bẩm sinh như đứa đầu lòng.
∇ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

– Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ năm trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau?

Trả lời:

– Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại có thể tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn → đột biến lặn, có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp, tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền ở trẻ sơ sinh → suy thoái giống nòi.

– Vì ở đời thứ năm trở đi sự khác biệt về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó có khả năng tổ hợp lại với nhau hơn → tỉ lệ xuất hiện thể đồng hợp lặn ở đời thứ 6 là rất thấp, tránh được các bệnh tật di truyền do các gen lặn gây ra.


2. Trả lời câu hỏi trang 87 sgk Sinh học 9

∇ Dựa vào số liệu bảng 30.2 trang 87 hãy cho biết: nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?

Trả lời:

Phụ nữ sinh con ở độ tuổi từ 25 – 34 là hợp lí nhất vì ở lứa tuổi này  tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mắc bệnh Đao là rất thấp (11 -13 0/00) đồng thời ở lứa tuổi này người phụ nữ có sự trưởng thành về cơ quan sinh dục, trưởng thành về mặt xã hội nên có các đặc điểm phù hợp nhất để mang thai và sinh con.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9

Di truyền tư vấn có những chức năng gì?

Trả lời:

Di truyền tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9

Các quy định sau đây dựa trên các cơ sở khoa học nào: nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được kết hôn với nhau dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Cơ sở khoa học của điều luật quy định:

Nam giới chỉ được lấy một vợ còn nữ giới chỉ được lấy một chồng dựa trên cơ sở tỉ lệ giới tính nam/nữ 1 : 1 ở độ tuổi 18-35 (độ tuổi kết hôn và lập gia đình)

Cơ sở khoa học của điều luật quy định: những người có quan hệ huvết thống trong vòng bốn đời không được lấy nhau là:

Những người có quan hệ huyết thống trong 4 đời có sự tương đồng về mặt di truyền lớn, vì những gen lặn có hại có thể tổ hợp lại với nhau → đột biến gen lặn có thể được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình của thể đồng hợp lặn →  tăng tỉ lệ xuất hiện các bệnh tật di truyền, suy thoái giống nòi.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9

Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền (bệnh Đao).

Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vì khi môi trường bị ô nhiễm sẽ làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền → suy thoái giống nòi.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 30 trang 88 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com