Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận, sách giáo khoa sinh học lớp 8. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 8.


Lý thuyết

I – Tuyến tụy

– Chức năng của tuyến tụy:

Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tuy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra còn có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu.

Có 2 loại tế bào trong các đảo tụy: tế bào a tiết glucagôn, tế bào b tiết insulin.

– Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy:

Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.

Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.

Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.

Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.

II – Tuyến trên thận

Chức năng của các hoocmôn tuyến trên thận:

– Hoocmôn vỏ tuyến: Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hoocmôn khác nhau :

+ Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hoocmôn điều hòa các muối natri, kali trong máu.

+ Lớp giữa (lớp sợi) tiết hoocmôn điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

+ Lớp trong (lớp lưới) tiết các hoocmôn điều hòa sinh dục nam gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

– Hoocmôn tủy tuyến:

Phần tủy tuyến có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm, tiết 2 loại hoocmôn có tác dụng gần như nhau là ađrênalin vá norađrênalin. Các hoocmôn này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quan và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 179 sgk Sinh học 8

∇ Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết.

Trả lời:

Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.

+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy tiêu hóa thức ăn

+ Chức năng nội tiết: Tiết hormone insulin và glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.
∇ Dựa vào các thông tin trên, hãy trình bày tóm tắt quá trình điều hoà đường huyết giữ được mức ổn định.

Trả lời:

– Khi tỉ lệ đường trong máu tăng cao hơn 0,12% sẽ kích thích tế bào β trong đảo tụy tiết insulin chuyển glucose thừa trong máu thành glycogen dự trữ

– Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với mức bình thường sẽ kích thích tế bào α của đảo tụy tiết glucagon biến glycogen thành glucose để tỷ lệ đường trong máu trở lại bình thường.
∇ Dựa vào hình 57-2, hãy trình bày khái quát cấu tạo của tuyến trên thận.

Trả lời:

Tuyến trên thận gồm có phần vỏ và phần tủy.

– Phần vỏ gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp sợi và lớp lưới.

+ Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hormone điều hòa các muối natri, kali trong máu.

+ Lớp giữa (lớp sợi) tiết hormone điều hòa đường huyết (tạo glucose từ protein và lipit).

+ Lớp trong (lớp lưới) tiết các hormona điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8

Trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy.

Trả lời:

Tuyến tụy là một tuyến phụ, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8

Trình bày vai trò của tuyến trên thận.

Trả lời:

Tuyến trên thận gồm phần vỏ và phần tủy.

Phần vỏ tiết các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.

Phần tủy tiết ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu.


3. Trả lời câu hỏi 3* Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8

Thử trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmon tuyến tụy.

Trả lời:


Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ)

Ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 57 trang 181 sgk Sinh học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com