Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 7. Bộ xương, sách giáo khoa sinh học lớp 8. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 8.


Lý thuyết

I – Các phần chính của bộ xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay, xương chân).

Khối xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mắt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là khi tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ.

Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thanh 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phối. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phần hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

II – Phân biệt các loại xương

Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân biệt ba loại xương là:

– Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…

– Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay…

– Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.

III – Các khớp xương

Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp pử tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ (hình 7-4).

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 25 sgk Sinh học 8

∇ – Bộ xương có chức năng gì?

– Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.

Trả lời:

– Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được, xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).

– ♦ Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:

Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:

Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:

+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.

+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.

Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.

Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:

+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.

+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác

+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)

+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân

+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân

♦ Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.

Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.

⇒ Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
∇ Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi:

– Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động.

– Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

– Nêu đặc điểm của khớp bất động.

Trả lời:

– Khớp động là khớp cử động rất dễ dàng nhờ 2 đầu khớp có sụn đầu khớp nằm trong một bao có chứa dịch (bao hoạt dịch)

– Khả năng hoạt động của khớp động và khớp bán động là khác nhau:

+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng.

+ Khớp bán động là khớp cử động bị hạn chế.

Sự khác nhau về khả năng cử động của 2 loại khớp trên là do cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn để hạn chế cử động của khớp.

– Đặc điểm của khớp bán động là loại khớp cố định không cử động được.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào ?

Trả lời:

Bộ xương người gồm 3 phần :

– Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

– Phần thân gồm cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).

– Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người ?

Trả lời:

Sự khác giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người :

– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8

Nêu rõ vai trò của của từng loại khớp.

Trả lời:

Vai trò của các loại khớp :

– Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

– Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 27 sgk Sinh học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com