Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


Lý thuyết

I – Đặc điểm chung

Các đại diện của Động vật nguyên sinh dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp, dù sống tự do hay kí sinh,… đều có chung một số đặc điểm.

Bảng 1: Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh

II – Vai trò thực tiễn

Với số lượng khoáng 40 nghìn loài, động vật nguyên sinh phân bổ khắp nơi : trong nước mặn. nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – lmm) hình 7.2) là nhóm Động vật nguyên ã sống phổ biến ở biển, vỏ chủng răng đá vôi, hơi giống vỏ ốc nhưng rên vò có nhiều lỗ để chân giả thò ra bắt mồi. Tuy bé nhỏ nhưng số lượng cá thể lớn nên khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hoá thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hoả.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 26 sgk Sinh học 7

∇ Đánh dấu (✓) và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

– Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

– Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?

– Động vật nguyên sinh có những đặc điểm gì chung?

Trả lời:

Bảng 1 : Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh

– Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm: Cơ quan di chuyển phát triển, dị dưỡng kiểu động vật và là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

– Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm: Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh (1 phần phân chia cho nhiều cá thể con, còn gọi là liệt sinh hay phân nhiều).

– Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi.

+ Cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào.

+ Chủ yếu dị dưỡng.
∇ Hãy xem thành phần động vật nguyên sinh trong giọt nước ao (hình 7.1), thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ở ao nuôi cá.

Trả lời:

– Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính (phân nhiều) cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

– Động vật nguyên sinh ăn các vi khuẩn , các mảnh vụn hữu cơ trong nước nên có tác dụng làm sạch nước. → Động vật nguyên sinh là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của ao cá.


2. Trả lời câu hỏi trang 27 sgk Sinh học 7

∇ Dựa vào kiến thức trong chương I và các thông tin trên, thảo luận và ghi tên các động vật nguyên sinh mà em biết vào bảng 2.

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn Tên các đại diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là gia súc.
Gây bệnh ở động vật
Gây bệnh ở người
Có ý nghĩa về địa chất

Trả lời:

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn Tên các đại diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là gia súc. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi
Gây bệnh ở động vật Trùng kiết lị, trùng tầm gai.
Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ
Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7

Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?

Trả lời:

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

– Cơ thể có kích thước hiển vi.

– Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

– Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

– Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Trả lời:

Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá: trùng đế giày, trùng biến hình, trùng roi,…

Nhóm động vật này là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá. Và tất cả các loài này lại là thức ăn của cá lớn trong ao.

Ngoài ra, động vật nguyên sinh cũng giúp bảo vệ và làm sạch môi trường nước nhờ việc chúng phân giải và tiêu hóa các vụn hữu cơ.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Trả lời:

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:

♦ Trùng sốt rét:

– Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.

– Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét. Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

♦ Trùng kiết lị:

– Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác. Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.

– Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

♦ Trùng roi kí sinh trong máu gây nên “giấc ngủ li bì” ở người bệnh:

– Trùng roi kí sinh trong máu người bệnh.

– Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh. Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu ngưới khỏe mạnh và gây bệnh.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 7 trang 28 sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com