Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Nghiên cứu phả hệ

Phả là sự ghi chép, hệ là các thế hệ, phả hệ là bàn ghi chép các thế hệ.

Để dễ theo dõi sự di truyền một sổ tính trạng qua các thế hệ, người ta dùng các kí hiệu: □ (nam); o (nữ).

Hai màu khác nhau của cùng một kí hiệu biểu thị 2 trạng thái đối lập nhau của cùng một tính trạng. Chẳng hạn, □ – Nam tóc thẳng, ■ – Nam tóc quăn, o – Nữ tóc thẳng,

– Nữ tóc quăn.

Ví dụ: Khi theo dõi sự di truyền tính trạng màu mắt (nâu: • hoặc ■ và đen: • hoặc ■) qua 3 đời của hai gia đình khác nhau, người ta lập được hai sơ đổ phả hệ như sau:

II – Nghiên cứu trẻ đồng sinh

1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

Trẻ đồng sinh (hình 28.3) hay gặp nhất là trẻ sinh đôi, có 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.


2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh

Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiếu rõ vai trò cùa kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đôi với tính trạng sô lượng và tính trạng chất lượng.

Giống như ở động vật và thực vật, con người cũng có những tính trạng rất ít hoặc hầu như không chịu ành hường của môi trường. Ngược lại, có những tính trạng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường nên rất dề bị biến đổi.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 79 sgk Sinh học 9

∇ Quan sát hình 28.1 a,b và cho biết:

– Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là tính trạng trội?

– Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

– P: Mắt nâu x Mắt đen → Fchỉ có mắt màu nâu.

F1: Mắt nâu x Mắt nâu → Fmắt nâu hoặc đen.

→ Mắt nâu là tính trạng trội, mắt đen là tính trạng lặn

– Trong 2 gia đình được lập phả hệ để nghiên cứu di truyền màu mắt ở F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở cả nam và nữ, điều đó cho thấy gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường.
∇ Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh, lấy chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai.

– Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của các trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau:

– Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

– Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao.

Trả lời:

Sơ đồ phả hệ:

– Bố mẹ không mắc bệnh sinh ra con trai mắc bệnh. Do đó, bệnh máu khó đông do gen lặn qui định.

– Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính. Vì sinh ra người con trai mắc bệnh.
∇ – Quan sát hai sơ đồ ở hình 28.2a, b.

– Hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Sơ đồ 28.2a giống và khác sơ đồ 28.2b ở điểm nào?

+ Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?

+ Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?

+ Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Trả lời:

+ Sơ đồ 28.2a: một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo thành một hợp tử sau đó tách thành hai phôi. Sơ đồ 28.2b: hai trứng kết hợp với hai tinh trùng tạo thành hai hợp tử và phát triển thành hai phôi.

+ Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ vì được hình thành từ cùng một hợp tử ban đầu nên có cùng kiểu gen.

+ Đồng sinh khác trứng là trường hợp đồng sinh mà có những đứa trẻ sinh ra từ các hợp tử khác nhau. Nên khác nhau về kiểu gen do đó có thể cùng giới hoặc khác giới.

+ Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở nguồn gốc của phôi là từ một hau nhiều hợp tử khác nhau.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên?

Trả lời:

– Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một gen hay nhiều gen quy định).

– Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh sản muộn và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.

– Ví dụ:

+ Nghiên cứu phả hệ cho biết bệnh máu khó đông liên quan tới giới tính.

+ Hay các tính trạng da đen, mắt nâu, môi dày, răng vẩu, lông mi dài, mũi cong là các tính trạng trội; da trắng, mắt đen, môi mỏng, răng đều, lông mi ngắn, mũi thẳng là các tính trạng lặn.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9

Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.

Trả lời:

Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
Do một trứng và một tinh trùng thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử tách thành hai hay nhiều phôi. Do hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với hai hay nhiều trứng tạo thành hai hay nhiều hợp tử và phát triển thành hai hay nhiều phôi.
Giới tính giống nhau Giới tính có thể giống hoặc khác nhau
Kiểu gen, kiểu hình giống nhau Kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống như anh em ruột bình thường

Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh: giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. Xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: hai bạn học của em là Hải và Bằng là anh em sinh đôi cùng trứng; họ rất giống nhau, rất khó phân biệt đâu là anh và đâu là em.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 28 trang 81 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com