Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 59. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết, sách giáo khoa sinh học lớp 8. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 8.


Lý thuyết

I – Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kim hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược (hình 59-1 và 59-2).


II – Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.

Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết (hình 59-3).

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 185 sgk Sinh học 8

∇ Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên?

Trả lời:

Các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên là:

– Buồng trứng, tinh hoàn.

– Tuyến giáp.

– Tuyến trên thận.

– Tuyến sữa.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8

Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tụy.

Trả lời:

– Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.

– Khi lượng đường trong máu giảm (sau hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài) không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagon mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizon để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8

Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.

Trả lời:

Các hoocmôn của tuyến yên không chỉ điều khiển các tuyến nội tiết mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 59 trang 186 sgk Sinh học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com